Hẹp van tim là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: rung tâm nhĩ, suy tim, đột quỵ nếu không được phát hiện sớm. Vậy hẹp van tim là sao, cách chữa trị thế nào tốt nhất? Mời bạn cùng đọc những thông tin hữu ích dưới đây.
1. Bị hẹp van tim là làm sao?
Hẹp van tim là tình trạng các lá van tim không thể mở ra hoàn toàn trong quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh lý van tim xảy ra khi các lá van bị thay đổi cấu trúc, thay vì mảnh và mềm mại như bình thường thì chúng lại bị dày lên, xơ cứng và bám dính vào nhau.
Tùy vào vị trí hẹp thì mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Cụ thể, van tim 2 lá và van động mạch chủ thường hay bị hẹp nhiều hơn so với van tim 3 lá và van động mạch phổi.
– Hẹp van 2 lá làm giảm lượng máu từ tâm thất trái xuống tâm thất trái.
– Hẹp van động mạch chủ làm giảm lượng máu đi từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể.
Nhiều người không biết: hẹp van tim là sao? nguyên nhân và cách chữa trị hiện nay là gì?
2. Nguyên nhân gây ra hẹp van tim
Để có thể hiểu rõ hơn hẹp van tim là sao? Bạn cần biết những nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp van tim. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây hẹp van tim:
– Do liên cầu khuẩn: Đây là biến chứng liên quan đến viêm họng do liên cầu khuẩn – nguyên nhân phổ biến gây hẹp van tim.
– Vôi hoá van: Là trường hợp do quá trình lão hoá kết hợp với rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ lắng đọng canxi ở quanh van tim gây hẹp van tim.
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng hẹp van tim do dày, dính mép van.
– Các nguyên nhân khác: Một số trường hợp là do bị hẹp van tim bẩm sinh, xạ trị lồng ngực với một số bệnh tự miễn, điển hình như lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp van tim.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khiến van tim bị hẹp do làm sùi mép van.
3. Các triệu chứng của hẹp van tim
Bệnh lý hẹp van tim thường tiến triển chậm. Trong thời gian đầu khi bị hẹp van tim, có thể bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi nào vì bệnh thường biểu hiện trong “âm thầm”. Các dấu hiệu hẹp van 2 lá, van động mạch chủ sẽ bộc lộ sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi.
3.1 Các triệu chứng hẹp van tim thường gặp
Hẹp van tim biểu hiện qua một số triệu chứng sau đây:
– Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
– Ho khan tăng dần, nhất là vào lúc nằm
– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, chân tay lạnh
– Đau tức ngực, khó thở và mệt mỏi khi gắng sức
3.1 Các triệu chứng hẹp van tim nghiêm trọng
Các triệu chứng trên có thể trầm trọng hơn trong trường hợp bạn mang thai, stress hoặc nhiễm trùng. Nếu như tình trạng hẹp van tim không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, nặng hơn và suy tim cùng các triệu chứng như:
– Ho ra máu, khó thở khi hoạt động thường ngày, kể cả lúc nghỉ ngơi
– Trướng bụng, phù nề bàn chân hoặc mắt cá chân
– Tăng cân bất thường
– Nhịp tim nhanh, ngất xỉu
4. Hẹp van tim có nguy hiểm không?
Hẹp van tim khiến cho lượng máu chuyển đến không tỷ lệ thuận với lượng máu được lưu thông đi. Điều này gây ra tình trạng ứ đọng máu ở phổi hoặc ở các buồng tim và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Suy tim: Tình trạng hẹp van tim khiến tim bị cản trở lưu thông máu, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, theo thời gian dài sẽ gây suy tim.
– Tăng áp lực động mạch phổi: Nếu máu ứ tại phổi sẽ làm tăng áp lực lên thành động mạch phổi.
– Rung tâm nhĩ: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể làm ngừng tim hoặc xuất hiện các cục máu đông. Các cục máu đông này khi di chuyển lên não sẽ gây tắc mạch máu não dẫn tới đột quỵ hoặc có thể rơi vào phổi gây phù phổi cấp, thuyên tắc phổi.
– Tim to: Máu ứ tại các buồng tim sẽ khiến tim giãn rộng ra và to hơn. Điều này làm giảm khả năng bơm máu của tim và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Hẹp van tim có thể gây suy tim, đột quỵ
5. Các phương pháp chữa bệnh hẹp van tim
Trong những trường hợp mới và hẹp van nhẹ, bạn chỉ cần khám định kỳ và dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi thực hiện các thủ thuật gây chảy máu ở cơ thể như nhổ răng, phẫu thuật…
Trường hợp khi bệnh nặng hơn, xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như đau tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh lý để lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
Đối với các trường hợp hẹp van nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Đối với các bệnh nhân nặng hơn, đã có triệu chứng, một số loại thuốc có thể giúp bạn giảm tình trạng hoạt động quá tải cho tim, kiểm soát nhịp tim và giảm các triệu chứng của bệnh, phòng ngừa biến chứng và trì hoãn thời gian phải can thiệp.
Một số loại thuốc được sử dụng trong bệnh hẹp van như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim và kháng sinh,… Việc sử dụng các loại thuốc này phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế các tác dụng phụ nhất là khi có các bệnh lý đi kèm.
Khi bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định can thiệp ngoại khoa cần thiết.
6. Phòng tránh hẹp van tim bằng cách nào?
Đối với những người bị hẹp van tim hoặc muốn phòng tránh hẹp van tim, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều chỉnh lại lối sống sao cho khoa học hơn:
– Tập thể dục thường xuyên: Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh nguy cơ đông máu, giảm mỡ máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
– Khám sức khỏe định kỳ: Đây là việc cần thiết không chỉ riêng về sức khỏe tim mạch mà còn nhiều bệnh lý khác. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn tình trạng xấu đi theo thời gian.
– Chế độ ăn uống: Nên giảm ăn mặn, giảm chất béo, tăng rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ hoà tan. Không dùng các chất kích thích gây rối loạn nhịp tim ở người bệnh hẹp van tim.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần hạn chế nguy cơ hẹp van tim
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có hiểu được hẹp van tim là sao, cách điều trị, phòng tránh thế nào. Hãy tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với bản thân nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh hẹp van tim nhé. Đừng quên đi khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.