Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng là các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ người mắc mới ngày càng cao và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Theo ước tính trong số các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, đại tràng ở Việt Nam, thì cứ 100.000 người có ít nhất 14 người tử vong. Càng phát hiện muộn, tỷ lệ điều trị thành công càng thấp, tốn kém nhiều chi phí, mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, nhận biết các dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng là việc làm vô cùng cần thiết giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, tăng tỷ lệ điều trị thành công và làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra.
Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng là các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến, ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa
1. Mối nguy hiểm từ ung thư dạ dày, đại tràng
Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng lọt “top 5” bệnh ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay bên cạnh ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú.
Nhiều người cho rằng bệnh ung thư chỉ xảy ra ở người cao tuổi thì điều này là không đúng. Tuổi tác cao chỉ là một trong các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ ung thư. Ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và nhiều loại ung thư khác có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ bệnh nhân nam nhiều hơn nữ.
Theo ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 7.000 người tử vong do ung thư đại tràng và khoảng 15.000 người tử vong do ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày, đại tràng là mối đe họa của Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hiện nay việc điều trị thành công cho các bệnh nhân ung thư dạ dày, đại tràng còn gặp nhiều khó khăn bởi người bệnh người đến viện khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng.
Sự thờ ơ trước các tín hiệu cảnh báo sức khỏe, các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, đại tràng giai đoạn sớm khá mơ hồ, không rõ ràng nên khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa thông thường như rối loạn tiêu hóa, nên đã “phớt lờ” cho qua. Hay người bệnh chủ quan không đến bệnh viện thăm khám mà tự ý mua thuốc về nhà để điều trị, hậu quả là dẫn đến bắt sai bệnh, tiền mất mà tật vẫn mang.
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng để có biện pháp xử trí kịp thời tránh để bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
2.1 Đau dạ dày, đại tràng – dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
Cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài, cảm giác đau tức ở vùng thượng vị, vùng trên rốn nhất là khi ăn no. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa, nhưng cơn đau cũng có thể là tín hiệu của các khối u bên trong dạ dày, đại tràng chèn ép tạo ra.
Nhiều người không đau bụng âm ỉ mà đau quặn, đau dữ dội, đột ngột một lúc rồi thôi. Xong cũng có những cơn đau dữ dội nhưng kéo dài thường gặp trong trường hợp các tế bào ung thư đã di căn, bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng.
Đau dạ dày, đại tràng là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày, đại tràng
2.2 Ăn uống khó tiêu – dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
Cảm giác đầy bụng, chán ăn, khó tiêu có thể là biểu hiện của bệnh lý đường ruột khác như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm đại tràng nhưng cũng có thế là dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng. Các tế bào phát triển lớn trong dạ dày, cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, khiến người bệnh cảm thấy ăn uống không ngon miệng, khó tiêu.
2.3 Buồn nôn và nôn – dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
Buồn nôn và nôn là một trong các dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng. Có người nôn quá nhiều dẫn đến mất nước, cảm giác rất thèm ăn, thèm uống nước nhưng khi ăn vào hay uống một ít nước là lại nôn vì nuốt nghẹn, điều này do các tế bào ung thư đã chèn ép đường tiêu hóa, thậm chí xâm chiếm sang các cơ quan khác như thực quản, phổi gây tình trạng khó thở, thường gặp trong các bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc ung thư đại tràng giai đoạn cuối.
2.4 Phân thay đổi, đại tiện ra máu – dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
Táo bón hoặc tiêu chảy thất thường; phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường; đi ngoài phân có máu, thường là máu kèm với chất nhầy trong phân. Đây là biểu hiện rối loạn chức năng đại tiện có thể gặp trong nhiều trường hợp như rối loạn tiêu hóa, viêm loét đường ruột và cũng có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng.
Đi ngoài phân đen, phân mỏng, dẹp, táo hoặc tiêu chảy thường xuyên coi chừng bệnh lý ở dạ dày, đại tràng
2.5 Sờ thấy u, cục ở bụng – dấu hiệu ung thư dạ dày đại tràng
Thường ở giai đoạn muộn, người bệnh ung thư dạ dày đại tràng khi sờ bụng có thể thấy các khối u, cục nổi ở trên bụng. Đây chính là các khối u do tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác trên cơ thể tạo thành.
3. Lời khuyên dành cho bạn
Để kịp thời phát hiện bệnh, khi thấy các biểu hiện trên cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, nội soi dạ dày đại tràng.
Đặc biệt là phụ nữ từ 40 tuổi và nam giới từ 45 tuổi trở lên khi chủ động nội soi dạ dày, đại tràng ít nhất 1 năm 1 lần.
Những người mắc có tiền sử mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bệnh Crohn, nên chủ động đi nội soi dạ dày.
Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày, ung thư đại tràng cần chủ động đi thăm khám và nội soi để phòng ngừa và có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết, giúp tăng khả năng điều trị thành công, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.