Ung thư vòm họng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở những người có thói quen sống không lành mạnh hay người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng. Đây là một bệnh lý thường tiến triển rất nhanh, nếu không được phát hiện sớm và có các cách điều trị bệnh ung thư vòm họng kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm. Bệnh có nhiều biểu hiện khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên thường chủ quan. Một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như khản tiếng, đau rát họng, ho có đờm, ngạt mũi, đau đầu, nổi hạch, ù tai,… Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bị ung thư vòm họng thường ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh tình thường tiến triển rất nhanh chóng.
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ tồn tại một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Vì là bệnh ung thư nên các yếu tố mang tính chất lâu dài như nhiễm virus HPV, EBV, ăn nhiều thực phẩm muối như cá muối, dưa cà muối, trứng muối hay môi trường sống bị ô nhiễm, uống nhiều bia rượu, thuốc lá, yếu tố di truyền, tuổi tác,… Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị ung thư vòm họng khá cao, chiếm 12% trong số các bệnh ung thư khác. Trong đó, có hơn 70% người bệnh bị ung thư vòm họng phát hiện ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
2. Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng
2.1. Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng bằng xạ trị
Hiện nay, xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư vòm họng phổ biến nhất. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị bằng xạ trị với liều xạ 5 ngày/tuần và thường kéo dài từ 6 – 8 tuần liên tiếp.
Bên cạnh những kỹ thuật xạ trị điển hình như xạ trị bằng máy gia tốc, xạ trị sử dụng nguồn tia Cobalt thì bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều, xạ trị mô phỏng ba chiều,… Các kỹ thuật mới này giúp bệnh nhân có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn, đồng thời làm giảm đáng kể một số tác dụng phụ của xạ trị. Nếu phát hiện bệnh muộn, xạ trị cũng là cách điều trị bệnh ung thư vòm họng hàng đầu được áp dụng.
Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư vòm họng phổ biến nhất
Trước khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ khám kỹ vùng răng miệng của người bệnh. Bởi xạ trị vùng cổ hay đầu, nhất là thanh quản, vòm họng, amidan đều gây ảnh hưởng đến răng miệng ít nhiều. Những triệu chứng lâm sàng dù có dùng những kỹ thuật hiện đại cỡ nào hay bác sĩ có theo dõi thế nào thì vẫn để lại các di chứng nhất định về vùng răng và miệng. Một số di chứng có thể kể đến như hoại tử nướu răng, viêm nướu răng, xơ các khớp thái dương hàm, hoại tử,… thậm chí có thể gây hoại tử xương hàm dưới, hoại tử xương hàm trên do xạ trị gây ra.
2.2. Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng bằng hóa trị
Nếu cách điều trị bệnh ung thư vòm họng như xạ trị thất bại hay ung thư vòm họng đã di căn đến bộ phận khác thì bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng phương pháp truyền hóa trị. Những dòng hóa chất sẽ được đưa trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ để lại một số tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn,…
2.3. Vừa hóa trị và xạ trị
Nếu người bệnh có thể phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm (khi tổn thương chưa di căn xa, còn khu trú ở vòm họng) và được điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì khả năng khỏi bệnh là khá cao, tỷ lệ người bệnh có thể sống sau 5 năm có thể lên đến 70 – 90%. Sau khi được điều trị bằng kỹ thuật xạ trị, bệnh nhân có thể phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị. Có thể là xạ trị rồi hóa trị, hoặc hóa trị dẫn đầu, sau đó thực hiện xạ trị kế tiếp,… tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh.
Người bệnh có thể điều trị ung thư vòm họng bằng cả hóa trị và xạ trị
2.4. Phẫu thuật
Khi phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm, một trong những cách điều trị bệnh ung thư vòm họng thường được chỉ định là phẫu thuật. Với kỹ thuật phẫu thuật nội soi và phẫu thuật nền sọ tiên tiến như hiện nay thì cơ hội điều trị cho bệnh nhân bị ung thư vòm họng bằng phẫu thuật cao hơn, nhưng lại kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc ung thư tái phát. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ u hạch di căn ở cổ trong giai đoạn còn khu trú.
2.5. Trị liệu bằng phương thuốc đặc trị
Bên cạnh cách điều trị bệnh ung thư vòm họng như xạ trị là dùng tia X để hủy diệt các tế bào ung thư nhưng không thể tiêu diệt hết tất cả khối u, khiến khối u vẫn có thể phát triển và di căn hay phương pháp hóa trị khiến cơ thể của người bệnh bị mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe,… thì hiện nay, một số nghiên cứu ở nước ngoài đang nghiên cứu điều trị bệnh ung thư vòm họng bằng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Ung thư vòm họng là bệnh lý có đặc điểm tương đối nhạy cảm với điều trị xạ trị hay hóa chất chống ung thư. Do đó, khi tiến triển đến các giai đoạn sau, ung thư vòm họng thường được điều trị bằng truyền hóa chất và xạ trị. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi hạch ở cổ hay khối u còn sót lại hay tái phát sau điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển nặng hay di căn thì khả năng điều trị khỏi bệnh là khá thấp, tỷ lệ người bệnh có thể sống sau 5 năm chỉ dao động từ 10 – 40%. Khi đó, chất lượng cuộc sống hay thời gian sống còn của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ngoài những cách điều trị bệnh ung thư vòm họng kể trên, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn có một số phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng khác như sử dụng đồng vị phóng xạ gắn kháng thể đặc hiệu, sử dụng thuốc điều trị trúng đích, điều trị bằng kháng thể đơn dòng,… mang lại kết quả rất khả quan. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên nâng cao nhận thức của việc tầm so
át ung thư vòm họng và khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.