Thông thường bệnh về tim phát triển chậm và hiếm khi được phát hiện cho tới khi dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim thì nhiều người mới biết trái tim đang có vấn đề. Vì thế việc nhận biết các yếu tố nguy cơ, kiểm tra huyết áp và sức khỏe tim mạch thường xuyên là điều cần thiết để có thể chẩn đoán sớm bệnh, điều trị kịp thời. Nếu vấn đề về tim được phát hiện sớm, tiên lượng cho hầu hết các bệnh nhân đều tốt.
Khó thở
Khó thở là cảm giác đặc biệt khó chịu khi hô hấp. Người bệnh mô tả nhiều trạng thái như không đủ không khí, không khí không vào phổi ngay, ngực bị bó chặt hay cảm giác nghẹt thở…
Khó thở là cảm giác đặc biệt khó chịu khi hô hấp. Người bệnh mô tả nhiều trạng thái như không đủ không khí, không khí không vào phổi ngay, ngực bị bó chặt hay cảm giác nghẹt thở… Đối với những người phát triển bệnh tim, đây là một trong những triệu chứng cảnh báo đầu tiên. Điều này đặc biệt đúng với các trường hợp đang chuẩn bị đón nhận một cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên chỉ căn cứ vào khó thở để khẳng định một người có mắc bệnh về tim hay không là không đủ cơ sở. Không phải ai cũng bị khó thở khi có vấn đề ở tim, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này cũng khác nhau với từng người và người bệnh có thể giải thích sai về dấu hiệu.
Tức ngực
Một số bệnh liên quan đến tim cùng với nhiều bệnh lý khác, có thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu, chèn ép ở ngực. Đau tức ngực là một trong những triệu chứng đầu tiên của nhồi máu cơ tim và là triệu chứng thường gặp thứ hai của các bệnh về tim. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác của cơ thể như vai, cánh tay, lưng và hàm. Nếu cảm thấy đau ở bất cứ vị trí nào nêu trên kéo dài hơn 2 phút, tuyệt đối đừng xem nhẹ. Hãy nhanh chóng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Nhịp tim không đều
Bệnh tim mạch có thể khiến nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn. Vì thế nếu nhịp tim thường xuyên bất ổn, bạn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Một triệu chứng khác cũng có thể gặp ở những người có vấn đề về tim là cảm giác mệt mỏi.
Mệt mỏi
Một triệu chứng khác cũng có thể gặp ở những người có vấn đề về tim là cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên đây là một triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nên nhiều người thường không để ý, dẫn tới việc chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung ở các bệnh lý về tim, triệu chứng mệt mỏi sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, cảm giác mệt mỏi ngày càng tiến triển, ăn uống kém, chân phù nề… Nếu bệnh nhân than phiền gặp phải một trong những triệu chứng này kèm theo mệt mỏi, bác sĩ sẽ có nghi ngờ nguyên nhân liên quan đến tim.
Làn da trở nên nhạt hơn hoặc có màu xanh
Làn da trở nên nhạt màu hoặc có màu xanh chứng tỏ tim không khỏe. . Đây không phải là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh về tim, nhưng nó xuất hiện là do giảm lưu lượng máu, giảm số lượng hồng cầu và có thể là dấu hiệu cho thấy tim đang bơm máu không hiệu quả.
Chán ăn và buồn nôn
Tưởng chừng như các triệu chứng này chỉ xuất hiên ở những bệnh lý tiêu hóa tuy nhiên nhiều bệnh nhân tim cũng có cảm giác chán ăn hay buồn nôn ngay cả khi ăn ít trong ngày. Nguyên nhân là do tích tụ chất dịch xung quanh gan và ruột gây trở ngại cho tiêu hóa đúng cách.
Sưng, phù nề ở chân
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng, phù là hiện tượng phổ biến và thường không đáng lo ngại, đặc biệt là khi bạn đi lại hoặc đứng một chỗ quá lâu. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng khác thì nó có thể dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tim mạch nghiêm trọng như suy tim. Vì suy tim gây tích tụ dịch trong cơ thể làm sưng, phù một số vị trí trên cơ thể, thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân.
Ho kéo dài dai dẳng hoặc khò khè
Ho kéo dài dai dẳng hoặc khò khè có thể là triệu chứng của suy tim. Suy tim dẫn ứ dịch ở phổi, gây ra hai triệu chứng. Một số trường hợp suy tim còn có thể ho ra đờm có lẫn máu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.