Ung thư buồng trứng là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng được mệnh danh là sát thủ thầm lặng, bệnh âm thầm phát triển và gây ra tỉ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn nguy hiểm nhất là giai đoạn cuối. Để nhận biết dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Thông thường bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường có các triệu chứng như:
Cổ trướng: Các tế bào ung thư xâm lấn các tế bào bên trong ổ bụng dẫn đến sự tích tích tụ các Gallon của chất lỏng làm cho bụng sưng lên. Các Gallon này tạo ra áp lực lớn trên bề mặt vùng bụng và cơ hoành gần khoang ngực khiến cổ trướng.
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là giai đoạn nặng với các triệu chứng tại bụng và tại các vị trí di căn
Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Ở giai đoạn cuối, những tế bào ung thư buồng trứng lan sang đến thành ruột, tạo nên sự kết dính bên trong ruột. Điều này làm cho ruột có tình trạng co thắt, tắc nghẽn.
Ngoài các triệu chứng trên, ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn tới các bộ phận khác như: gan, phổi, ổ bụng… gây ra các biểu hiện tại những vị trí di căn. Cụ thể:
- Di căn đến gan gây áp lực tại cơ hoành dẫn đến những triệu chứng như đau tức vùng gan, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt…
- Di căn đến phổi và các dịch màng phổi xung quanh gây nên tình trạng khó thở, khiến phổi phình to, tràn dịch màng phổi, ho dai dẳng kéo dài…
- Di căn đến xương khớp, gây đau, mỏi xương khớp, xương dễ nứt gãy
- Di căn đến não làm cho não bộ đau nhức, người bệnh có biểu hiện nhức đầu, co giật và yếu cơ, gây ra hiện tượng động kinh, cơ bắp bị teo dần.
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe vì thế người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát và kéo dài cơ hội sống.
Ở giai đoạn cuối việc điều trị sẽ khó khăn do bệnh lây lan tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể
Điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Tùy thuộc vào kích thước khối u, tình trạng diễn biến bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường được áp dụng là:
- Hóa trị: là phương pháp điều trị thường được áp dụng ở giai đoạn cuối. Hóa trị là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, làm teo khối u và ngăn chặn chúng phát triển, lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Thuốc hóa chất được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch, truyền đi khắp cơ thể nên thường gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, ăn kém, mệt mỏi, thiếu máu…
- Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X để thu nhỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị, tiêu diệt và kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư trong cơ thể.
Việc điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối như thế nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời người nhà cần tích cực theo dõi, chăm sóc sức khỏe người bệnh để ổn định tâm lý, yên tâm điều trị, cài thiện sức khỏe, giúp giảm đau đớn, giúp người bệnh lạc quan, thoải mái hơn.
Người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để ổn định tinh thần, sức khỏe và kéo dài cơ hội sống
Lưu ý sau điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
- Người nhà cần chú ý thực đơn ăn uống của người bệnh, tránh những thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hạn chế đồ uống có ga, có chất kích thích. Thay vào đó là ăn nhiều rau củ quả chế biến chín kỹ, bổ sung nước lọc hoặc sinh tố trái cây…
- Ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya
- Duy trì tâm lý thoải mái, tránh lo nghĩ nhiều ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh
- Người bệnh cần thường xuyên vận động bằng những môn thể thao phù hợp, vừa sức nhằm tăng cường sức khỏe, không nên làm việc nặng
- Người nhà nên khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động giải trí để thư giãn cơ thể, hỗ trợ điều trị như chơi cờ, đi du lịch hoặc nghe nhạc…
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.