Cách phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đây là bệnh có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Vì thế bạn cần biết cách phát hiện sớm ung thư tuyến giáp để tăng cơ hội chữa trị thành công.
Theo các chuyên gia y tế, cũng giống các bệnh lý ung thư nguy hiểm khác, ung thư tuyến giáp không có dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn sớm. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ung thư khi khám sức khỏe hoặc khám một bệnh lý nào đó.

Cách phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, bạn cần phải tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết.

  • Thăm khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn bộ sức khỏe, tìm kiếm hạch bất thường ở vùng cổ hỏi tiền sử bản thân và gia đình nhằm có kết luận sơ bộ về sức khỏe.

Siêu âm tuyến giáp là một trong những phương pháp chẩn đoán sớm khối u

  • Xét nghiệm máu: giúp đánh giá chức năng tuyến giáp, chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp
  • Siêu âm: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá chính xác, giúp phát hiện vị trí, kích thước của thể của khối u bên trong tuyến giáp
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI nhằm xác định cụ thể mức độ bệnh, tốc độ di căn của bệnh trong cơ thể.
  • Sinh thiết: giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tính chất của khối u. Nếu là ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngược lại nếu là u lành tính, tùy vào kích thước cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng tốt và có khả năng chữa khỏi 100% nếu ở giai đoạn sớm. Chính vì thế, bạn cần chủ động tầm soát ung thư tuyến giáp, làm những xét nghiệm, kiểm tra cụ thể để phát hiện sớm bệnh (nếu có), tăng cơ hội chữa trị thành công.

Những ai nên phát hiện sớm ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp có thể gặp phải ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ 20 trở lên. Đặc biệt những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sau cần chủ động tầm soát sớm.

  • Người từng mắc các bệnh ở tuyến giáp như bướu cổ, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp.

Những người có tiền sử mắc bệnh ở tuyến giáp hoặc có chế độ ăn thiếu i-ốt cần chủ động tầm soát sớm bệnh

  • Những người từng được xạ trị ở vùng cổ khi còn trẻ.
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể tủy
  • Người có chế độ ăn thiếu i-ốt
  • Những người có triệu chứng khó nuốt, giọng nói thay đổi, khàn tiếng kéo dài, khó thở, khó nói

Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Từ những yếu tố nguy cơ mắc bệnh nêu trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi chúng ta nên tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhằm phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả.

  • Chế độ ăn đủ i-ốt để ngăn ngừa các bệnh ở tuyến giáp, trong đó có ung thư.
  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, hạn chế thực phẩm béo và các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ…; thường xuyên bổ sung rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả

  • Tránh tiếp xúc với bức xạ khi còn nhỏ
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý bằng cách ăn uống điều độ, vận động thể dục thể thao hàng ngày.
  • Tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà bằng cách sờ nắn vùng cổ xem có hạch hay khối u bất thường không. Nếu là ung thư, hạch thường cứng, không di động và có thể gây đau
  • Chủ động thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ.

Ung thư tuyến giáp dễ mắc phải nhưng có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Chính vì thế, chúng ta cần bảo vệ mình và người thân trong gia đình, ngăn ngừa bệnh ghé thăm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *