Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân chính của căn bệnh gây tử vong cao này là do tăng huyết áp. Tìm hiểu về tăng huyết áp qua các câu hỏi dưới đây.
1. Bao lâu thì nên đi kiểm tra huyết áp?
A. Hàng năm
B. 2 – 3 năm/lần
C. 5 năm/lần
D. 10 năm/lần
Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau năm 18 tuổi nên đi kiểm tra huyết áp 2 – 3 năm/lần.
Đáp án đúng là B. Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau năm 18 tuổi nên đi kiểm tra huyết áp 2 – 3 năm/lần. Những trường hợp bị tăng huyết áp trước đó có thể kiểm tra thường xuyên hơn.
2. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới huyết áp?
A. Thời tiết nắng nóng
B. Nhiễm virus
C. Ô nhiễm không khí
Đáp án đúng là A. Ngiên cứu ở Italy cho thấy, thời tiết nóng làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm. Nhiệt độ cao làm ra mồ hôi nhiều dễ dẫn đến mất nước, gây cô đặc máu và dễ gây nên các biến chứng như tai biến mạch não, bệnh mạch vành…
Khi thời tiết nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời, nhất là buổi giữa trưa để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp.
Khi thời tiết nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời, nhất là buổi giữa trưa để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp. Nên lao động lúc sáng sớm hoặc khi chiều muộn lúc đã tắt nắng. Người có bệnh cao huyết áp nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thường phải đảm bảo 1,5-2 lít nước một ngày, uống rải đều trong ngày chứ không nên uống dồn vào một lúc.
3. Triệu chứng của tăng huyết áp?
A. Tim đập nhanh
B. Nhiệt độ cơ thể tăng cao
C. Mệt mỏi
D. Tăng huyết áp không gây ra triệu chứng
Đáp án đúng là D. Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng và thậm chí nhiều người không biết bản thân mắc bệnh. Đôi khi tăng huyết áp gây ra triệu chứng như đau đầu, đánh trống ngực hoặc chảy máu cam. Do đó nếu không chú ý đo huyết áp và cho rằng huyết áp bất thường sẽ có dấu hiệu cảnh báo, chúng ta có thể sẽ gặp nguy hiểm.
4. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp là?
A. Béo phì
B. Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp
C. Hút thuốc
D. Tất cả các yếu tố trên
Béo phì là một trong số các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
Đáp án đúng là D. Béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp và thói quen hút thuốc được xem là những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây tăng huyết áp vẫn chưa được xác định.
5. Mức huyết áp nào được xem là tăng huyết áp?
A. 120/80
B. 130/85
C. 140/90
D. 210/120
Đáp án đúng là C. Huyết áp từ 140/90 được xem là tăng huyết áp. Huyết áp từ 120/80 đến 129/89 được gọi là tiền cao huyết áp. Huyết áp bình thường là dưới 120/80.
6. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra bệnh nào sau đây?
A. Ung thư
B. Đột quỵ
C. Tiểu đường
D. Suy tim sung huyết
Đáp án đúng là B. Tăng huyết áp không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ mà còn có thể kéo theo sự phát triển của bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh thận.
7. Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng huyết áp?
A. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C
B. Uống rượu quá mức
C. Tiêu thụ quá nhiều canxi
D. Tất cả những yếu tố trên
Ba đến năm ly một ngày trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp.
Đáp án đúng là B. Uống quá nhiều rượu làm tăng nhịp tim, gia tăng áp lực lên thành mạch. Ba đến năm ly một ngày trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp.
8. Tại sao giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể ngăn ngừa tăng huyết áp?
A. Giúp làm tích tụ chất dịch trong cơ thể.
B. Giúp mạch máu thư giãn
C. Làm tăng nồng độ HLD – cholesterol (cholesterol “tốt”)
D. Giúp ổn định nhịp tim.
Đáp án đúng là A. Hạn chế tiêu thụ muối sẽ làm giảm sự tích tụ chất dịch trong cơ thể. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng tất cả mọi người, không kể tuổi tác, chủng tộc hay điều kiện y tế, không nên tiêu thụ nhiều hơn 2.400 mg muối/ngày.
9. Biện pháp giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp?
A. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý
B. Tập thể dục thường xuyên
C. Uống thuốc huyết áp theo quy định của bác sĩ
D. Tất cả các biện pháp trên
Đáp án đúng là D. Mặc dù dù không thể thay đổi các yếu tố nhất định như tuổi tác hay tiền sử mắc bệnh của gia đình, chúng ta vẫn có thể kiểm soát tình trạng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống như duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.