Ung thư vòm họng là bệnh ung thư vùng đầu cổ phổ biến nhất. Sau khi điều trị, vẫn có một tỉ lệ nhỏ các trường hợp có nguy cơ tái phát. Vậy dấu hiệu ung thư vòm họng tái phát thế nào và cách điều trị lúc này ra sao?
1. Ung thư vòm họng là bệnh gì?
Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở nam giới. Đây cũng là dạng ung thư phổ biến nhất ở nước ta trong những năm gần đây. Hai khoảng tuổi thường bị là 30-40 và 50-60, tuy nhiên trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Nam giới bệnh nhiều gấp 3 lần nữ. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Ở giai đoạn 1, 2 có thể chữa khỏi bệnh đến 90% trong 5 năm.
Ung thư vòm họng rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì khối u nằm ở vị trí sâu bên trong
2. Dấu hiệu ung thư vòm họng tái phát
Ung thư vòm họng sau khi điều trị vẫn có nguy cơ nhỏ tái phát. Lý do là bởi có một số tế bào ung thư rất nhỏ, không được phát hiện qua các xét nghiệm và do đó không thể điều trị triệt để. Có 3 loại ung thư tái phát: tái phát tại chỗ, tái phát vùng, tái phát xa.
Nếu tái phát tại chỗ hoặc tại vùng ung thư vòm họng, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu:
- Xuất hiện khối u hoặc hạch bất thường vùng cổ hay họng.
- Đau họng kéo dài trên 1 tuần không khỏi.
- Khó thở hoặc khó nói.
- Ngạt tắc mũi kéo dài, tự nhiên chảy máu cam.
- Đau nửa đầu, giảm thính lực, đau tai hoặc ù tai.
- Mệt mỏi, sút cân nghiêm trọng
Nếu tái phát xa – tức là tái phát tại những cơ quan khác trong cơ thể như: gan, phổi, não, xương… người bệnh có thể gặp các biểu hiện khác như: vàng da, vàng mắt, ngứa da, đau tức ngực, khó thở, suy giảm trí nhớ, đau nhức xương…
Người bệnh có thể thấy xuất hiện khối u hoặc hạch bất thường vùng cổ hay họng.
3. Điều trị ung thư vòm họng tái phát thế nào?
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.
- Xạ trị: xạ trị dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có 2 hình thức xạ trị là xạ trị trong và xạ trị ngoài, trong đó, xạ trị ngoài là phương pháp điều trị chính và có hiệu quả tốt nhất đối với ung thư vòm họng. Hiện nay rất nhiều kỹ thuật xạ trị hiện đại giúp các bác sĩ có thể chiếu xạ chính xác vào khối u mà ít gây ảnh hưởng đến mô lành xung quanh. Xạ trị trong là dùng nguồn phóng xạ áp sát trực tiếp vào khoang vòm họng. Phương pháp này giảm đáng kể biến chứng trên các mô lành như tuỷ sống, tuyến nước bọt mang tai và xương hàm… Thông thường xạ trị trong được sử dụng kết hợp với xạ trị ngoài để điều trị khối u còn sót lại hoặc khối u tái phát.
Hóa trị có vai trò hỗ trợ, tăng nhạy xạ và tăng hiệu quả của xạ trị (ảnh minh họa)
- Hóa trị: có vai trò hỗ trợ, tăng nhạy xạ và tăng hiệu quả của xạ trị. Nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng thành công phương pháp hoá xạ trị đồng thời. Đây là phương pháp được chứng minh có hiệu quả tốt nhất đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến xa.
Đồng hành với người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác điều trị với đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore nhằm đưa những tiến bộ y học trong điều trị ung thư về Việt Nam. Theo đó, người bệnh ung thư có cơ hội tư vấn và điều trị trực tiếp cùng phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore mà không cần phải ra nước ngoài.
Lưu ý rằng những phương pháp điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.