Mướp đắng không những có hương vị hấp dẫn mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt, một nghiên cứu của Đại học Trung tâm Ung thư Colorado (Mỹ) đã chứng minh khả năng của thực vật này trong chống lại ung thư tuyến tụy, một trong những căn bệnh ung thư khó điều trị nhất. Đây là tác dụng ngừa ung thư của mướp đắng mà không phải ai cũng biết.
1. Tìm hiểu chung về thực phẩm mướp đắng
1.1 Mướp đắng là thực phẩm như thế nào?
Mướp đắng được phát hiện ở nhiều khu vực nhiệt đới trên khắp thế giới. Từ lâu nay, mướp đắng được sử dụng như một loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và cũng có thể được dùng trong y học.
Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, là họ nhà mướp hay họ nhà dưa. Mướp đắng có hình dạng sần sùi, ăn có vị ngăm ngăm đắng. Loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.
Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứ nào chứng minh mướp đắng có thể chữa khỏi bệnh nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có hiệu quả và ảnh hưởng tới một số bệnh lý.
Mướp đắng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình
1.2 Những tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe con người
Mướp đắng là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Trong mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Lượng vitamin C này giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt…
Kali trong mướp đắng chứa có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra.
Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
Mướp đắng còn giúp cải thiện và tăng cường thị lực cho mắt, làm giảm các bệnh về mắt như nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
1.3 Những trường hợp bệnh nhân nên hạn chế sử dụng mướp đắng
Mặc dù là một thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng những nhóm bệnh nhân dưới đây không nên sử dụng quá nhiều mướp đắng cho bữa ăn hàng ngày:
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Mướp đắng có thể khiến mẹ bầu buồn nôn hoặc nôn ói nghiêm trọng hơn. Thực phẩm này cũng khiến mẹ bầu có thắt tử cung có thể dẫn tới chảy máu, sinh non hoặc thậm chí sẩy thai. Mướp đắng cũng chứa một số thành phần không có lợi cho sữa mẹ.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên ăn nhiều mướp đắng
– Người bệnh huyết áp thấp: Mướp đắng chứa các chất charantin, polypeptide-p và vicine khiến hạ đường huyết với huyết áp.
– Người bị bệnh tiêu hóa: Mướp đắng ăn thường xuyên có thể gây kích ứng tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy, a xít trong dạ dày liên tục tăng lên cũng có thể khiến người bệnh đau dạ dày.
– Người bị bệnh gan hoặc thận: Mướp đắng khó tiêu hóa và có thể làm men gan tăng cao và khiến ảnh hưởng tới quá trình điều trị của bệnh.
– Người thiếu men giúp tế bào hồng cầu hoạt động(G6PD): Mướp đắng có thể dẫn tới thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau bụng. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn mướp đắng 2 tuần trước phẫu thuật.
2. Tác dụng ngăn ngừa sớm bệnh ung thư của mướp đắng
2.1 Tác dụng ngăn ngừa khối u ung thư của mướp đắng
Theo Naturalnews, các nghiên cứu hiện đại đang xác nhận mướp đắng như một cây thuốc. Một nghiên cứu của Đại học Trung tâm Ung thư Colorado (Mỹ) đã chứng minh khả năng của thực vật này trong chống lại ung thư tuyến tụy, một trong những căn bệnh ung thư khó điều trị nhất.
Phát hiện cho thấy điều trị khối u ung thư tuyến tụy ở chuột với 5 miligam nước ép khổ qua khô mỗi ngày làm giảm kích thước của khối u chỉ còn 64% so với những con chuột không được điều trị.
Hơn nữa, khổ qua tỏ ra hiệu quả hơn một loại thuốc hóa trị thông thường được sử dụng trong một nghiên cứu tương tự, làm giảm kích thước khối u chỉ còn 52%.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng liều dùng trong nghiên cứu này không gây ra tác dụng phụ nào đối với chuột và có thể thích nghi với người.
Mướp đắng có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người
2.2 Tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư thực quản của mướp đắng
Trong một nghiên cứu khác, khổ qua tiêu diệt tế bào trong bốn dòng ung thư tuyến tụy, làm giảm khả năng tồn tại của hai dòng 90% và hai dòng khác bằng 98%. Nó cũng ngăn chặn sự di căn và tái phát của các tế bào ung thư.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy hoạt động của loại quả này đối với các loại ung thư khác, bao gồm ung thư máu, đại tràng, gan, dạ dày và ung thư vú.
Hầu hết các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của khổ qua tập trung vào khả năng làm giảm lượng đường huyết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ khổ qua làm tăng sự hấp thụ glucose của tế bào, cải thiện khả năng dung nạp glucose và tăng tiết insulin.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.