Tùy từng trường hợp sỏi thận mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Đối với sỏi nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như mổ sỏi thận nội soi.
Sỏi thận thường gặp ở người từ 20 – 60 tuổi. Đây là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Dấu hiệu phổ biến của các bệnh nhân mắc sỏi thận là:
- Đau mỏi thắt lưng
- Đi tiểu ra máu, có tiểu rắt hoặc buốt
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm chức năng thận, ứ nước và ứ mủ bể thận, gây suy thận…
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận.
Khi nào cần mổ sỏi thận nội soi?
Thông thường đối với sỏi nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi. Trong đó, mổ sỏi thận nội soi là phương pháp mà bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Phương pháp mổ sỏi thận nội soi này được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.
Ưu điểm của mổ sỏi thân nội soi
Chất lượng của kĩ thuật mổ nội soi còn phụ thuộc vào trình độ, kĩ thuật của bác sĩ và cơ sở vật chất, dụng cụ. Nhìn chung, so với mổ mở, mổ nội soi sỏi thận hạn chế được xâm lấn một cách tối đa. Vì vậy, bệnh nhân ít đau đớn, ít chảy máu và nhanh phục hồi. Thời gian điều trị ngắn và công tác chăm sóc hậu phẫu đơn giản, tiết kiệm được thời gian và chi phí nằm viện cho người bệnh.
Chất lượng của kĩ thuật mổ nội soi còn phụ thuộc vào trình độ, kĩ thuật của bác sĩ và cơ sở vật chất, dụng cụ.
Việc mổ nội soi đã hạn chế được rất nhiều các tai biến và biến chứng sau mổ cho bệnh nhân so với phương pháp phẫu thuật mổ mở truyền thống.
Mổ nội soi có thể điều trị được hầu hết các loại sỏi, dù chúng có kích thước lớn, khó tán và khó đào thải. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng phương pháp mổ nội soi giống nhau. Tùy từng tình trạng bệnh của bệnh nhân mà phương pháp mổ nội soi được chỉ định sẽ khác nhau và giá mổ nội soi sỏi thận cũng sẽ khác nhau.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận nội soi thế nào?
Sau khi phẫu thuật, người nhà bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, cho bệnh nhân ăn uống theo đúng chỉ định. Cần theo dõi lượng nước bệnh nhân uống và lượng nước tiểu hàng ngày, heo dõi nhu động ruột, cơn đau bụng, tình trạng căng chướng bụng, nghe nhu động ruột. Người nhà cũng cần tập cho bệnh nhân tập đi tiểu dần dần, tập thở.
Người nhà bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, cho bệnh nhân ăn uống theo đúng chỉ định.
- Sau khi xuất viện, nếu như phải mang dẫn lưu về nhà, điều dưỡng cần hướng dẫn cách chăm sóc ống, cách vệ sinh thân thể khi có ống như: Tắm tránh xà bông thấm vào dẫn lưu (nên dùng xà bông có độ pH nhẹ).
- Tắm xong có thể thay băn luôn.
- Hướng dẫn người bệnh đi lại tránh bị sút ống
- Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đúng theo quy định
- Lưu ý tái khám đúng hẹn
Trong trường hợp nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: vết mổ bị chảy máu, mạch nhanh, khó thở thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có thể xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.