Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khá phổ biến. Tùy vào giai đoạn bệnh, loại bệnh, tuổi tác, sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật ung thư cổ tử cung phù hợp.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung và khả năng tiếp nhận điều trị của bệnh nhân mà các phương pháp điều trị có thể phát huy được tác dụng, giúp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư hoặc kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Với riêng phẫu thuật ung thư cổ tử cung,thường áp dụng các phương pháp dưới đây!
1. Cắt bỏ cổ tử cung
Phương pháp này nhằm loại bỏ hầu hết các khối u ở cổ tử cung và phần trên của âm đạo. Tử cung được bảo toàn và do đó, bệnh nhân vẫn có thể có con sau đó. Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật ung thư cổ tử cung phù hợp.
Khối u được cắt bỏ thông qua đường âm đạo hoặc qua đường bụng.
Bác sĩ cũng có thể cân nhắc các phương pháp khác như:
- Phẫu thuật tia lazer: đây là phương pháp loại bỏ tế bào ung thư bằng chùm tia lazer với cường độ cao.
- Phẫu thuật lạnh: phương pháp loại bỏ tế bào ung thư bằng cách làm đông lạnh chúng trong dung dịch nitơ.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh cổ tử cung và tử cung của bạn để kiểm tra xem ung thư có lan rộng hay không.
2. Cắt bỏ hoàn toàn tử cung
Khi bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các mô và hạch bạch huyết lân cận hoặc di căn đến cơ quan khác thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là cắt bỏ tử cung. Trường hợp này bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục mang thai.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ:
- Tử cung (bao gồm cả cổ tử cung)
- Tất cả các mô giữ tử cung tại chỗ
- Phần đầu âm đạo
- Tất cả các hạch bạch huyết xung quanh
Một số bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ tử cung
Đây được gọi là cắt bỏ tử cung triệt để. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết trong xương chậu. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết. Nếu các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u, nơi đầu tiên chúng có thể đi đến là các hạch bạch huyết gần nhất. Vì vậy, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng và kiểm tra các tế bào ung thư.
Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp phẫu thuật ung thư cổ tử cung với các phương pháp bổ trợ như xạ trị, hóa trị. Các phương pháp này có thể thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật giúp cho quá trình điều trị triệt để và hiệu quả hơn.
3. Rủi ro có thể gặp sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng
Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, chẳng hạn như nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng ngực. Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào như:
-
- Sốt cao
- Run
- Thân nhiệt lúc nóng lúc lạnh
- Mệt mỏi, ho
- Sưng hoặc tấy đỏ xung quanh vết thương
- Chảy máu âm đạo
Một trong những rủi ro sau phẫu thuật là chảy máu âm đạo.
Bệnh nhân có thể bị chảy máu âm đạo kéo dài vài ngày đến vài tuần.
Cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu:
- Chảy máu nhiều
- Dịch âm đạo màu xanh, màu vàng hoặc có mùi hôi
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
- Vấn đề về bàng quang hoặc ruột
Sau khi phẫu thuật đến xương chậu hoặc bụng, bệnh nhân có nguy cơ tổn thương bàng quang, các ống dẫn nước tiểu vào bàng quang (niệu quản) hoặc ruột.
- Các tác dụng phụ khác: có cục máu đông trong xương chậu hoặc chân, tê ở đầu chân hoặc sưng lòng bàn chân…
Tuy nhiên, chị em cũng không nên lo lắng quá. Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ được kiểm soát và chấm dứt sau vài ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.