Hiện có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh lý tuyến giáp trong đó có cường giáp. Nam giới cũng có thể mắc bệnh nhưng tỉ lệ thấp hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh cường giáp triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây.
1. Cường giáp là bệnh gì?
Thông thường tuyến giáp sản xuất hai hoóc môn T3 và T4 dưới sự điều khiển của tuyến yên nằm trên não, thông qua hoóc môn tuyến yên là TSH(Thyroid Stimulating Hormone). Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm gia tăng sản xuất hormon T3 và T4 vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Đó là lúc xảy ra tình trạng cường giáp. Căn bệnh này có thể do nguyên nhân tại chỗ hoặc bên ngoài tuyến giáp gây ra.
2 nguyên nhân chính dẫn đến cường giáp đó là:
- Basedow (Bệnh Grave): đây là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi, tuổi từ 20-40.
- Bướu đa nhân nhiễm độc: một điều tra 17 trung tâm của 6 nước châu Âu cho thấy có 14,5% bướu đa nhân nhiễm độc trong 850 trường hợp cường giáp.
- Nguyên nhân khác như: u tuyến độc, viêm tuyến giáp, ăn quá nhiều iot, viêm tuyến yên.
Bệnh cường giáp phổ biến ở nữ giới
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân cường giáp có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:
- Cơn cường giáp cấp (bão giáp): thường gặp ở bệnh nhân nặng
- Vấn đề mắt: mắt phồng lên, mắt đỏ hoặc sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mờ hoặc nhìn đôi.
- Đỏ, sưng da: mẩn đỏ và sưng, thường trên mào xương chày và bàn chân.
- Các biến chứng lên tim: trụy tim mạch, thường xảy ra ở bệnh nhân điều trị muộn hoặc điều trị không đầy đủ, gây rối loạn nhịp tim, loạn nhịp hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng lấp mạch não gây liệt nửa người hoặc suy tim toàn bộ.
- Tử vong
Tham khảo: tổng quan về ung thư tuyến giáp
2. Triệu chứng cường giáp
Tùy từng trường hợp mà các biểu hiện của cường giáp có thể khác nhau. Các dấu hiệu phổ biến là:
- Căng thẳng: thường xuyên bị căng thẳng, khó chịu, lo lắng kéo dài
- Khó ngủ: không thể ngủ yên suốt đêm và thường thức dậy quá sớm
- Vận động kém: mệt mỏi và yếu sức, gây giảm sức lao động và vận động…
- Run tay, ngón tay
- Nhịp tim nhanh: thường hơn 100 nhịp một phút hoặc loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực, luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí là khó thở
Bệnh nhân cường giáp thường run tay, nhịp tim nhanh, thường xuyên căng thẳng…
- Thân nhiệt cao
- Đại tiện nhiều lần hoặc tiêu chảy kéo dài
- Tuyến giáp phình, sưng to
- Rối loạn kinh nguyệt (đối với nữ giới)
- Giảm cân đột ngột dù thèm ăn ơn, ngay cả khi sự ngon miệng và chế độ ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng.
- Ra mồ hôi nhiều hơn.
3. Cách điều trị cường giáp
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, tùy từng trường hợp mà sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Các phương pháp phổ biến là:
- Nội khoa: dùng thuốc kháng giáp để bảo tồn tuyến giáp, giúp làm giảm triệu chứng. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên hormon tuyến giáp với chế độ ăn uống phù hợp thường cho tỷ lệ khỏi bệnh cao trong một số trường hợp. Khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân vẫn cần tái khám 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh tái phát có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp hay phóng xạ, hoặc xem xét việc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).
Dùng thuốc kháng giáp để bảo tồn tuyến giáp, giúp làm giảm triệu chứng.
- Iode đồng vị phóng xạ: áp dụng với những bệnh nhân trên 40 tuổi, không còn sinh đẻ
- Phẫu thuật: là biện pháp cần thiết và hiệu quả khi điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Phẫu thuật giúp cải thiện rõ các triệu chứng sau vài tuần kể từ ca mổ. Được đánh giá là phẫu thuật khá an toàn nhưng vẫn có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm nếu không được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, với bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Hi vọng các thông tin trên phần nào giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về cường giáp triệu chứng và cách điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký khám tại Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 1900 55 88 92/0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.