Ung thư đại tràng là bệnh lý ung thư nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%. Hiện nay, phẫu thuật ung thư đại tràng là một trong những phương pháp hiệu quả, thường được áp dụng nhằm giúp loại bỏ hoàn toàn phần đại tràng bị bệnh.
Phẫu thuật ung thư đại tràng như thế nào?
Phẫu thuật ung thư đại tràng là phương pháp lấy đi một phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh.
- Ở giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thư còn nhỏ, chưa lây lan sang các khu vực lân cận, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ 1 phần đại tràng.
Phẫu thuật ung thư đại tràng là phương pháp lấy đi một phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh.
- Ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã phát triển to dần, lây lan ra nhiều vị trí khác trong cơ thể thì người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Việc cắt bỏ toàn bộ đại tràng sẽ ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát trở lại.
Tùy vào mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Sau cắt bỏ phần đại tràng bị bệnh, những phần còn lại của đại tràng sẽ được nối với nhau nhằm đảm bảo thuận lợi cho quá trình xử lý chất thải trước khi đưa chúng ra bên ngoài.
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng:
Là các phương pháp mổ mở và mổ nội soi. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng tình trạng bệnh, vị trí và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người.
- Phẫu thuật ung thư đại tràng bằng mổ mở: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên bụng, sau đó sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để lấy đi phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh.
- Cắt ung thư đại tràng bằng mổ nội soi: Phương pháp này bác sĩ sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ trên bụng, sau đó sử dụng dụng cụ nội soi, đưa vào cơ thể qua những vết rạch nhỏ để lấy đi một phần hoặc toàn bộ đại tràng bị bệnh. Toàn bộ quá trình phẫu thuật ung thư đại tràng bằng nội soi được quan sát cụ thể trên hình ảnh vi tính. Nhờ đó mà những vùng bị bệnh hoặc những mô bệnh xung quanh cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Phẫu thuật ung thư đại tràng bằng mổ nội soi thích hợp với các trường hợp khối u nhỏ, bệnh ở giai đoạn sớm. Khi các tế bào ung thư đã xâm lấn hoặc bệnh đang ở giai đoạn tiến triển thì phương pháp mổ mở được ưu tiên áp dụng để đạt hiệu quả cao.
Mổ mở và mổ nội soi là 2 phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong điều trị ung thư đại tràng
- Hậu môn nhân tạo: Nhiều trường hợp khối u lớn hoặc làm thủng đại tràng, người bệnh sẽ được đặt hậu môn nhân tạo – một lỗ mở thông ra da của đại tràng nhằm mục đích đào thải phân ra bên ngoài. Phân sẽ đi trực tiếp qua lỗ mổ thông này và đổ vào một túi chứa phân.
Hậu môn nhân tạo được sử dụng trong một thời gian nhất định tới khi phần đại tràng được gắn hoạt động trở lại bình thường. Một số ít trường hợp phải sử dụng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn.
Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật ung thư đại tràng?
Trước khi thực hiện quá trình phẫu thuật ung thư đại tràng, người bệnh cần làm đầy đủ các xét nghiệm và kiểm tra cụ thể.
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm ổ bụng
- Chụp X-quang
Khi có các kết quả đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh công tác chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Người bệnh cần:
- Tằm rửa sạch sẽ trước ngày mổ bằng dung dịch sát trùng
- Làm sạch đại tràng bằng cách thụt tháo phân
- Sử dụng thuốc kháng sinh vài ngày trước mổ để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng có thể xâm nhập vào ổ bụng trong quá trình phẫu thuật.
- 2-3 ngày trước mổ người bệnh cần ăn thức ăn mềm, lỏng để tiêu hóa nhanh. Trong 24h trước mổ, người bệnh chỉ được uống nước lọc, tránh loại nước có màu đỏ hoặc đen vì dễ nhầm với xuất huyết đại tràng.
Khi đã chuẩn bị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh được đưa vào phòng gây mê và chuẩn bị thực hiện ca phẫu thuật ung thư đại tràng.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ca phẫu thuật diễn ra an toàn, thành công (ảnh minh họa)
Lưu ý gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?
Sau mổ ung thuật ung thư đại tràng người bệnh sẽ được chuyển ra phòng hồi sức. Lúc này cơ thể còn yếu nên thời gian đầu sau mổ người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, dinh dưỡng được truyền qua tĩnh mạch.
Khi người bệnh bắt đầu ăn nên ăn những thực phẩm lỏng như nước hầm thịt, nước trái cây và những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm cứng, khó tiêu hóa, đồ cay nóng…
Người bệnh không nên nằm một chỗ quá lâu. Khi sức khỏe dần hồi phục nên vận động nhẹ nhàng bằng những động tác phù hợp như yoga, đi dạo, dưỡng sinh.
Những vấn đề liên quan khác:
- Ăn gì sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng
- Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng
Sau mổ người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nên cần phải được theo dõi chặt chẽ và vệ sinh vết mổ thường xuyên nhằm tránh nhiễm trùng. Người bệnh cần chú ý tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.