Nhiều nghiên cứu cho biết, có đến khoảng 4 – 6% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người mắc bệnh viêm gan siêu vi C. Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa loại vi rút này. Điều trị vi rút viêm gan C như thế nào là quan tâm của nhiều người bệnh.
Bước tiến trong điều trị vi rút viêm gan C
Viêm gan C là một nhiễm trùng gan trầm trọng và thường xuyên xảy ra do siêu vi khuẩn viêm gan C – một trong 5 loại viêm gan chính bao gồm viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E. Viêm gan C có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con và hầu hết những người nhiễm vi rút sẽ phát triển thành nhiễm mạn tính.
Theo các chuyên gia, bệnh viêm gan C là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh nhiễm trùng trên thế giới với 2 hậu quả nghiêm trọng là xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, may mắn thay là với sự tiến bộ của nền khoa học y tế, bệnh viêm gan C có thể chữa được. Với phác đồ điều trị bệnh mới nhất được Bộ Y tế ban hành có thể giúp giảm thời gian và chi phí điều trị bệnh. Nếu như trước đây, điều trị viêm gan C chỉ đạt hiệu quả khoảng 65% thì hiện nay điều trị viêm gan C có thể mang tới 99% bằng các thuốc thế hệ mới.
Với phác đồ thuốc mới, điều trị viêm gan C có kết quả tích cực, thời gian điều trị ngắn
Được biết, phác đồ mới điều trị viêm gan C mạn tính sử dụng biệt dược Sovaldi đã được thông qua và lưu hành. Thuốc dùng dạng uống cho kết quả điều trị tốt, ít tác dụng phụ.
Một điều mà các bác sĩ lưu ý là không phải tất cả trường hợp mắc viêm gan C đều phải điều trị. Dựa trên kết quả đánh giá và theo dõi bệnh, nếu men gan không tăng, các chỉ số máu ổn định… bệnh nhân có thể được hẹn tái khám định kì. Nhiều trường hợp vi rút viêm gan C “ngủ” trong khoảng 10 – 20 năm không cần điều trị.
Tham khảo: Vi rut viêm gan C có lây không
Vi rút viêm gan C rất nguy hiểm, hãy coi chừng!
Có những trường hợp chỉ cần theo dõi điều trị nhưng nếu bạn chủ quan không tuân theo hướng chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với biến chứng nặng nề. Nhiều thống kê cho biết, cứ 100 người nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV) thì có tới 75 – 85 người nhiễm HCV mãn tính, 60 – 70 người có thể phát triển thành viêm gan mãn tính, 5 – 20 người sẽ bị xơ gan trong thời gian từ 20 – 30 năm, 1 – 5 người tử vong do HCV tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.
Ung thư gan là biến chứng nặng nề và đặc biệt nguy hiểm. Tại Việt Nam, đây cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao ở cả nam giới và nữ giới (đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 8 ở nữ giới). Nhiễm vi rút viêm gan C là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh. Ngoài ra, uống rượu bia, hút thuốc lá, thực phẩm nhiễm độc như gạo mốc, lạc mốc… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo bên cạnh duy trì lối sống khao học, bạn nên chú ý đến khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì để có thể phát hiện được những bất thường sớm, giúp điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Nên biết: Tổng quan bệnh xơ gan
Những triệu chứng viêm gan C bạn không nên bỏ qua
Dù đa số bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C không có biểu hiện rõ ràng nhưng việc nhận biết những dấu hiệu bất thường của bệnh rất quan trọng, giúp bạn không bỏ sót bất kì cơ hội phát hiện bệnh nào.
Một số dấu hiệu của viêm gan C là:
- Vàng da
- Vàng mắt
- Nước tiểu sẫm màu
- Đau bụng, đau tức vùng hạ sườn phải
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn ói
- Dễ chảy máu
- Phân nhạt màu…
Bệnh nhân điều trị vi rút viêm gan C cần tuân thủ theo phác đồ bác sĩ, tái khám định kì
Một số xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C có thể xem xét là xét nghiệm đánh giá chức năng gan, Anti HCV, xét nghiệm HCV ARN… Một số xét nghiệm hình ảnh kiểm tra mức độ tổn thương gan của viêm gan siêu vi C là siêu âm, chụp CT scan, MRI, sinh thiết gan… tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chính xác.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về điều trị vi rút viêm gan C. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc và biết chính xác thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.