Đau là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh ung thư, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Những cơn đau này thường kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư không thể thiếu nhằm giúp người bệnh bớt đau, ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.
Bác sĩ Minh Hương – Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc điều trị giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư cho biết: để giảm đau cho bệnh nhân ung thư, các bác sĩ sử dụng thường xuyên sử dụng nhất là thuốc giảm đau, bao gồm paracetamol và opioid. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone cũng giúp giảm kích thước khối u, từ đó làm giảm đau. Các kỹ thuật khác cũng hữu ích trong việc giảm đau như liệu pháp thư giãn và châm cứu.
Cơn đau do ung thư thường kéo dài và không đổi, vì vậy dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư là điều bắt buộc.
Lựa chọn loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Đối với tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc giảm đau riêng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn này bao gồm:
- Vị trí của cơn đau
- Mức độ nghiêm trọng của cơn đau
- Kiểu đau
- Cơn đau dai dẳng hay đến và đi nhanh chóng
- Những hoạt động nào làm cho cơn đau tệ hơn
- Những hoạt động nào làm giảm cơn đau
- Loại thuốc người bệnh đang sử dụng
- Ảnh hưởng của cơn đau đến cuộc sống, chẳng hạn khiến người bệnh không ngủ được, hoặc kém ăn, chán ăn…
Các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Mỗi tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc giảm đau riêng.
Một số người đáp ứng tốt hơn với một số loại thuốc giảm đau, do vậy điều trị giảm đau không giống nhau đối với tất cả mọi người. Một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bao gồm:
Aspirin: những loại thuốc này được sử dụng để giảm đau xương và đau do viêm (như viêm màng phổi). Tuy nhiên, một số người gặp vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như khó tiêu và chảy máu khi dùng loại thuốc này, đặc biệt là nếu dùng thường xuyên.
Paracetamol – rất quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau do ung thư. Nó thường được dung nạp tốt, không ảnh hưởng đến dạ dày và sẽ không làm loãng máu. Nó rất hữu ích để giảm sốt và giảm đau xương, và thường được sử dụng cùng với opioid.
Opioid – chẳng hạn như codeine và morphin. Một số tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, buồn ngủ và táo bón. Rất nhiều người lo lắng về việc sử dụng thuốc phiện vì họ lo lắng rằng mình sẽ bị nghiện, vì vậy, người bệnh chỉ muốn sử dụng khi bệnh nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc cho biết rằng: tốt nhất là cần tìm một loại thuốc opioid phù hợp và sử dụng nó thường xuyên từ thời điểm bắt đầu đau. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng duy trì các hoạt động thường ngày, cũng như các sở thích của mình.
Các dạng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư
- Thuốc giảm đau có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Viên nén hoặc xi-rô: dùng để uống và rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh dễ gặp các triệu chứng như buồn nôn.
- Tiêm, truyền dịch: phương pháp này hiệu quả, nhanh chóng. Truyền dịch giảm đau dưới da có thể sử dụng tại nhà, và dùng liên tục.
- Tiêm tĩnh mạch: thuốc được dùng trực tiếp vào máu qua ống mảnh (catheter) được đưa vào tĩnh mạch. Phương pháp này hoạt động nhanh hơn so với dạng viên, xi-rô hoặc tiêm dưới da, nhưng khá bất tiện trong việc quản lý lâu dài khi thực hiện tại nhà.
- Tiêm cột sống: Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ gây mê. Nói chung loại giảm đau này ít khi được thực hiện, trừ khi các phương pháp trên thất bại.
Lời khuyên khi sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Yoga có tác dụng tốt trong việc kiểm soát căng thẳng và giảm đau do ung thư gây ra.
Cơn đau do ung thư thường không đổi, vì vậy bác sĩ Minh Hương khuyên rằng: tốt nhất, người bệnh nên dùng liều giảm đau theo lời khuyên của bác sĩ một cách thường xuyên, thay vì chờ khi cơn đau ập tới mới dùng. Nếu cơn đau được quản lý tốt, người bệnh có thể không cần tăng liều lượng, và tác dụng phụ sẽ giảm.
Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc, ít nhất là đủ sử dụng trong 1 tuần.
Uống đủ thuốc trước khi đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn. Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng báo thức để uống liều tiếp theo, hoặc uống gấp đôi liều để đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn. Tuy nhiên, tốt nhất cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
Thăm khám để được bác sĩ tư vấn thường xuyên, có thể cần tăng hay giảm liều lượng tùy theo tình trạng của bạn.
Một số phương pháp giảm đau khác cho người bệnh ung thư
Châm cứu được chứng minh là giúp giảm đau.
- Hít thở và thư giãn: các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hít thở đúng cách, sử dụng cơ hoành và bụng, có thể làm dịu hệ thần kinh và kiểm soát căng thẳng.
- Thôi miên: là việc sử dụng hình ảnh để khiến người bệnh rơi vào trạng thái mơ màng, thoải mái. Thôi miên cũng có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ của việc điều trị ung thư, chẳng hạn như buồn nôn.
- Massage: da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và có rất nhiều dây thần kinh. Massage nhẹ nhàng và thư giãn sẽ giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt khó chịu và đau đớn.
- Thiền: Thực hành thiền thường xuyên mang đến nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như giảm căng thẳng và huyết áp.
- Yoga: Đây cũng là biện pháp giảm đau và căng thẳng rất hiệu quả.
- Châm cứu: là hình thức cổ xưa này của y học Trung Quốc liên quan đến việc chèn kim tiêm vào một số điểm của da. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh châm cứu là một điều trị hiệu quả trong một số hội chứng đau.
Để được tư vấn về các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hoặc điều trị giảm nhẹ, vui lòng liên hệ Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc qua đường dây nóng: 0907245888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.