Ngoài các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa và các vấn đề khác, trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt. Để bảo vệ sức khỏe cho “cửa sổ tâm hồn” của con, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra tại phòng khám mắt cho trẻ uy tín ngay khi phát hiện mắt con có bất kỳ biểu hiện bất thường.
1. Trẻ em có thể mắc những bệnh lý về mắt gì?
1.1. Tật khúc xạ
Trẻ nhỏ có các bộ phận cơ thể chưa hoàn chỉnh và đang trong quá trình phát triển. Mắt của trẻ cũng là một điển hình, chưa hoàn toàn phát triển nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng do thiết bị điện tử gây ra. Nếu không được thư giãn và kiểm soát, có nguy cơ cao trẻ sẽ mắc các vấn đề khúc xạ như viễn, loạn thị, cận và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt.
1.2. Ảnh hưởng ánh sáng xanh
Nhiều phụ huynh không biết rằng cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử thường xuyên có thể tạo điều kiện cho ánh sáng xanh trong thiết bị tác động đến mắt trẻ. Ánh sáng xanh này ảnh hưởng đáng kể đến võng mạc, gây ra căn bệnh xuất phát từ các mạch máu hoạt động bất thường và ngày càng mở rộng ra trong võng mạc và mô lót.
Trẻ em có thể bị ảnh hưởng có hại từ ánh sáng xanh
Mắt trẻ rất nhạy cảm, do đó việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh khiến chúng bị tổn thương, gây ra các vết sẹo trong võng mạc. Khi thời gian trôi qua, những vết sẹo này có thể bong ra kèm theo bong võng mạc. Trường hợp bị bong võ mạc thường dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn, trong đó có giảm hoặc mất thị lực, gây mù lòa.
1.3. Lác mắt
Khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, nếu mắt nheo hoặc không nhìn đúng trọng tâm, có nguy cơ cao là trẻ đã bị lác mắt. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này không thể hiện rõ ràng, nhưng theo thời gian, bệnh có thể trở nặng và dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm cho mắt trẻ, như hỏng giác mạc và bệnh đục thủy tinh. Việc chăm sóc và hỗ trợ phù hợp là cần thiết để giúp trẻ có thể hạn chế tình trạng lác mắt và ngăn ngừa các biến chứng tiềm tàng cho mắt trẻ trong tương lai.
1.4. Khô mắt
Bệnh khô mắt ở trẻ thường phát triển do tiếp xúc với các thiết bị điện tử phổ biến như tivi, điện thoại,… Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ quá tập trung vào việc sử dụng các thiết bị này, khiến mắt không được cung cấp đủ dầu hoặc không chớp đủ. Đặc biệt, trẻ ít nước mắt có khả năng mắc bệnh này cao hơn.
1.5. Mỏi mắt
Khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, thường tập trung cao độ và căng thẳng mắt hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt. Phụ huynh thường thấy trẻ vừa dùng điện thoại vừa dụi mắt, và đây là một biểu hiện của bệnh khô mắt. Sự mệt mỏi mắt khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cộm mắt. Vì vậy, cần quan tâm đến hoạt động hằng ngày của trẻ để dễ dàng nhận biết bệnh và đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ, tránh bị bệnh về mắt
Để chăm sóc mắt của trẻ và phòng ngừa các bệnh về mắt như ngứa mắt, đau mắt, dị ứng mắt,… cha mẹ cần hình thành các thói quen sau:
– Trẻ dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với những thiết bị có thể phát ra ánh sáng xanh. Hạn chế thời gian sử dụng 1 tiếng/ngày cho trẻ độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Trẻ độ tuổi từ 6 – 18 chỉ nên tiếp xúc khoảng 2 tiếng mỗi ngày.
Tạo quy tắc cho trẻ khi sử dụng các loại thiết bị điện tử
– Trẻ cần được hình thành thói quen xin phép trước khi sử dụng thiết bị điện tử.
– Dạy trẻ dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, sau khoảng 20 phút sử dụng thiết bị nên cho mắt nghỉ ngơi từ 1 – 2 phút.
– Ngồi học, làm việc ở nơi có đủ ánh sáng, hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, đúng cách, không cúi gằm mặt xuống bàn.
– Đội mũ và đeo kính râm cho trẻ khi đi đường để tránh các tia UVA, UVB làm nóng, rát mắt và nguy cơ bị cộm, khô mắt.
Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung và lưu ý những điều sau:
– Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ cần cung cấp vitamin A, vitamin E có trong các loại thực phẩm như: cá, tôm, gan, trứng, rau,…
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
– Đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ tại bệnh viện, phòng khám mắt ít nhất 6 tháng/lần.
– Giữ gìn vệ sinh đôi mắt bằng cách sử dụng khăn sạch, riêng biệt, rửa tay bằng xà phòng và không đưa các vật dụng bẩn lên mắt, không chơi các trò chơi nguy hiểm, sắc nhọn có thể chọc vào mắt.
3. Mách bạn: phòng khám mắt cho trẻ uy tín tại Hà Nội
Phòng khám mắt Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều phụ huynh tin tưởng khi có vấn đề về mắt của trẻ. Tại đây, chuyên khoa mắt có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và trang bị đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại.
Chuyên khoa Mắt của Thu Cúc TCI, nơi cha mẹ yên tâm gửi gắm sức khỏe đôi mắt con trẻ
Các trang thiết bị hiện đại sẽ là phương tiện đắc lực giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Phòng khám mắt Thu Cúc TCI sở hữu nhiều thiết bị tiên tiến như:
– Máy đo khúc xạ tự động
– Máy chụp cắt lớp võng mạc
– Máy đo nhãn áp Icare IC200
– Máy sinh hiển vi khám Inami
– Máy chụp đáy mắt màu
– Máy siêu âm Vupad A, B
– Máy phẫu thuật phaco
– Máy sinh hiển vi phẫu thuật
– Cùng nhiều thiết bị khác
Phòng khám cung cấp nhiều dịch vụ nổi trội về khám mắt như:
– Đo khúc xạ kèm điều trị các tật về khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị.
– Thăm khám kèm điều trị các bệnh lý về giác mạc, võng mạc.
– Điều trị các bệnh về Glocom, đục thủy tinh thể
– Lấy dị vật trong kết mạc, giác mạc
– Thủ thuật chích chắp, lẹo.
– Phẫu thuật quặm mí, mộng
– Thay thủy tinh thể
– v…v…
Trên đây là những thông tin về các loại bệnh lý ở mắt có thể có ở trẻ em. Cha mẹ cần nắm rõ và thấy khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đưa trẻ đến phòng khám mắt Thu Cúc TCI để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời và chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.