Ung thư phổi được đánh giá là một trong những bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, thời gian tiến triển bệnh nhanh, dễ di căn đến các cơ quan ở xa, trong đó có não. Nhiều thống kê cho biết, có đến khoảng 70% bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư phổi khi bệnh đã diễn biến giai đoạn muộn, di căn. Ung thư phổi di căn não sống được bao lâu là lo lắng của nhiều bệnh nhân và người nhà của họ.
Bệnh nhân ung thư phổi di căn não sống được bao lâu?
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng đầu ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ về tỷ lệ mắc các bệnh ung thư nói chung.
Ung thư phổi giai đoạn cuối có thể di căn rộng đến các cơ quan ở xa, trong đó có não
Ung thư phổi di căn não xảy ra ở giai đoạn phát triển cuối của ung thư. Có khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi di căn có di căn đến não. Ung thư phổi di căn đến não sống được bao lâu? Không giống với các giai đoạn trước đó, điều đáng buồn là tiên lượng bệnh ung thư phổi di căn đến não kém hơn nhiều, tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe chung, độ tuổi người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị…
Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu, chỉ chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đơn thuần bằng các thuốc chống phù não, chống co giật thì thời gian sống thêm trung bình chỉ khoảng 1 – 2 tháng. Thời gian sống trung bình cho bệnh nhân ung thư phổi di căn não thường dưới 1 năm. Tuy nhiên nếu khối u bị cô lập và điều trị, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống 2 năm thậm chí nhiều hơn…
Tham khảo:
Hỗ trợ điều trị ung thư phổi di căn não như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để bác sĩ tiên lượng ung thư phổi di căn não sống được bao lâu, lựa chọn hướng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe tổng quát, phần não bị ảnh hưởng… Nếu ung thư di căn toàn bộ não, gần như người bệnh chỉ đáp ứng điều trị tập trung vào giảm triệu chứng, biến chứng và nâng cao chất lượng sống. nếu chỉ xảy ra ở một số ít vị trí, điều trị cục bộ để loại bỏ khối u.
- Các loại thuốc thường được bác sĩ xem xét là thuốc chống co giật, thuốc chống phù não… giúp giảm nhẹ triệu chứng
- Hóa trị cho bệnh nhân ung thư phổi có thể giảm kích thước khối u, ngăn chặn ung thư di căn rộng hơn đến não. So với hóa trị thông thường, liệu pháp nhắm mục tiêu được các bác sĩ đánh giá cao do có thể xâm nhập qua hàng rào máu não, kiểm soát khối u.
- Xạ trị toàn bộ não với liều lượng nhất định có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng là chính nhưng cũng có thể cải thiện đáng kể tiên lượng sống cho người bệnh, từ 3 – 6 tháng…
Ung thư phổi di căn rất nguy hiểm – tầm soát ngay trước khi quá muộn
Thực tế, ung thư phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Ung thư phổi không trừ bất kì ai, nữ giới trẻ tuổi, người không bao giờ hút thuốc vẫn có thể bị mắc bệnh. Trong khi đó, biểu hiện bệnh giai đoạn sớm không rõ ràng, đến khi triệu chứng rõ rệt thì ung thư đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, tầm soát để phát hiện bệnh sớm được khuyến khích cho mọi người, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao như trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại, amiang, tiền sử gia đình có người ung thư phổi…
TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi có TS. BS Lim Hong Liang. Bác sĩ Lim là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế ung thư phổi, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư phổi và các bệnh ung thư đầu cổ. Dưới phác đồ điều trị tích cực của bác sĩ Lim, nhiều bệnh nhân ung thư đã cho kết quả điều trị khả quan. Ngoài ra, bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống, đặc biệt là ở giai đoạn cuối.
Trên đây là một số thông tin tham khảo giải đáp ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc và biết chính xác bệnh viện đang áp dụng phương pháp điều trị nào, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.