Cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày như thế nào là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm. Lý do bởi, yếu tố tinh thần, chế độ dinh dưỡng, luyện tập ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Trước khi bắt đầu tiếp nhận các phương pháp điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường rèn luyện. Trong và sau quá trình điều trị ung thư, người nhà bệnh nhân cần lưu ý:
1. Chế độ dinh dưỡng
Nếu bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày, những ngày đầu sau phẫu thuật sẽ chưa có nhu động ruột nên được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và phương pháp phẫu thuật người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được.
Trong những ngày đầu được ăn, bệnh nhân cần:
- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng (cháo, súp, canh), sau đó có mức độ đặc dần.
- Nhai kỹ
- Chia thành nhiều bữa nhỏ (5 -6 bữa/ngày).
- Nếu muốn ăn đồ ngọt bệnh nhân ung thư dạ dày cần ăn thêm một số thức ăn mặn dễ tiêu hoá và khống chế tốc độ ăn. Ăn xong, tốt nhất là nằm nghỉ 15-20 phút.
Lưu ý, bệnh nhân cần tránh:
- Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối
- Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng).
- Rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.
Với những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, cần dựa theo tình hình sức khỏe để ăn uống phù hợp. Có thể dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, bệnh nhân nên ăn thêm các món ăn làm từ sợi như bún phở miến, cháo kê… có tính dễ tiêu và giảm đau, giảm kích ứng dạ dày; nên uống thêm các thực phẩm như sữa, trứng, cà chua, mận, trà nhân sâm… để giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, suy nhược, buồn nôn…
Với các phương pháp điều trị ung thư dạ dày khác (hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm mục tiêu…), chế độ dinh dưỡng trên cũng có thể được áp dụng. Tốt nhất, người nhà bệnh nhân cần hỏi bác sĩ điều trị trực tiếp về cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày như thế nào để đưa ra kế hoạch và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
2. Chế độ nghỉ ngơi
Trong tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân nên hạn chế đi lại.
Bệnh nhân ung thư dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, lao động quá sức. Đặc biệt, trong tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.
3. Theo dõi các biến chứng
Các phương pháp điều trị đều có thể có những tác dụng phụ, biến chứng. Điều quan trọng là người nhà bệnh nhân cần theo dõi sát sao, nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vết mổ, đầy hơi, chướng bụng… cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vết mổ, đầy hơi, chướng bụng… cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời phải định kỳ đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra sự tái phát hoặc di căn của ung thư.
Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân theo dõi sức khỏe cẩn thận, khám thể chất và xem xét các triệu chứng 3-6 tháng/lần trong những năm đầu tiên, sau đó ít nhất 1 năm/lần. Đồng thời cũng nên làm các xét nghiệm. Bệnh nhân không cần chụp cắt lớp thường xuyên mỗi lần đến khám, nhưng nên chụp nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cách chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày như thế nào hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư dạ dày tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.