Một trong những mong muốn hàng đầu của bệnh nhân ung thư vòm họng là tìm được bệnh viện điều trị ung thư vòm họng tốt với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng phác đồ điều trị tốt nhất. Vậy trong nhiều bệnh viện nên chọn chữa ung thư vòm họng ở đâu.
1. Nên chữa ung thư vòm họng ở đâu?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất khu vực đầu cổ. Điều trị ung thư vòm họng càng sớm, tiên lượng bệnh càng cao.
Nên chữa ung thư vòm họng ở đâu? Hiện nay, có nhiều bệnh viện tại Hà Nội điều trị ung thư vòm họng, bao gồm cả các bệnh viện công lập và bệnh viện tư. Là một trong những đơn vị y tế đi đầu trong khám và điều trị ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người bệnh.
Về đội ngũ bác sĩ, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng là các chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang. Ngoài điều trị chung các bệnh ung thư, bác sĩ Lim có quan tâm đặc biệt đến ung thư phổi và các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Dưới phác đồ điều trị tích cực của bác sĩ, nhiều bệnh nhân ung thư trên thế giới đã có tiến triển tốt.
Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi, bệnh viện còn trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại nhất giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, làm cơ sở để bác sĩ lên phác đồ điều trị.
Môi trường khám, điều trị bệnh rất thân thiện, tạo tâm lý thoải mái như ở nhà cho người bệnh khi thăm khám. Các điều dưỡng viên tại viện với chuyên môn giỏi sẽ hỗ trợ bệnh nhân hết mình.
Bệnh viện cũng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác theo quy định, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh.
Trực tiếp điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là TS. BS Lim Hong Liang – Chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore
2. Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?
2.1 Cách chữa ung thư vòm họng bằng phương pháp điều trị
Tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cụ thể, có thể là một hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, đảm bảo điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng có thể được bác sĩ chỉ định là:
– Xạ trị: là một trong những phương pháp điều trị chính áp dụng cho bệnh nhân ung thư vòm họng mọi giai đoạn. Liều lượng, thời gian xạ trị sẽ được bác sĩ cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
– Hóa trị: điều trị toàn thân sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn nguy cơ ung thư tiến triển.
– Phẫu thuật: ít phổ biến với bệnh nhân ung thư vòm họng, chủ yếu là để lấy hạch còn sót lại sau tia xạ.
Xạ trị kết hợp với hóa trị là phương pháp thường được kết hợp trong điều trị ung thư vòm họng
2.2 Chữa ung thư vòm họng hiệu quả bằng chăm sóc tích cực sau điều trị
Kết thúc mỗi chu trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh phục hồi, có thêm năng lượng để tiếp tục kiên trì và chiến đấu vượt qua căn bệnh ung thư.
Sau mỗi lần điều trị bằng hóa xạ trị người bệnh có thể phải trải qua các tác dụng phụ, tuy nhiên không nên quá lo lắng bởi những triệu chứng này có thể cải thiện bằng cách chăm sóc, sử dụng thuốc bổ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế người bệnh không nên lầm tưởng rằng sức khỏe đang suy yếu mà quá lo lắng, suy sụp tinh thần từ đó gây giảm sút nhanh sức khỏe, cản trở quá trình điều trị.
Bên cạnh đó người bệnh cần đi thăm khám đầy đủ đúng lịch trình, tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả điều trị tích cực nhất. Đặc biệt nên trao đổi, thông báo chi tiết cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe bất thường để từ đó xử lý kịp thời, tránh gián đoạn quá trình điều trị ung thư vòm họng.
3. Lời khuyên trong phòng tránh bệnh lý ác tính – ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư vòm họng là phương pháp hàng đầu trong việc phát hiện sớm ung thư, gia tăng hiệu quả điều trị
Để giảm khả năng mắc căn bệnh này việc đầu tiên là người bệnh cần có lối sống, sinh hoạt lành mạnh cụ thể là:
– Không sử dụng thuốc lá, sử dụng ở mức thấp nhất các loại rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, đồ uống công nghiệp.
– Không nên sử dụng nhiều và dài ngày các loại thực phẩm chứa nhiều muối như: Dừa cà muối, thịt muối, xúc xích, thịt muối, hun khói, thịt đóng hộp…
– Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, tăng cường sử dụng các loại rau xanh, củ quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.
– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và điều độ để nâng cao sức khỏe toàn diện.
– Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của các bệnh lý mũi họng thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị triệt để.
– Cuối cùng và rất quan trọng dành cho mọi người là cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để phát hiện sớm các dấu ấn ung thư, hay ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn sớm, giúp ích cho việc nâng cao khả năng điều trị thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.