U xơ tuyến vú và những thắc mắc thường gặp

U xơ tuyến vú là tình trạng xơ hóa ở vú, ảnh hưởng tới hơn 60% phụ nữ (thường gặp nhất ở độ tuổi 30-50), đặc trưng bởi sự xuất hiện của khối u trong vú, và chị em thường cảm thấy khó chịu ở một hoặc 2 vú. Việc chẩn đoán u xơ vú phức tạp bởi tình trạng này có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng của nó.

Các triệu chứng của u nang, hoặc xơ hóa vú là gì?

U xơ vú dễ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Ở một số phụ nữ, các triệu chứng của tình trạng u, xơ nang là đau ngực nhẹ trước chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có chị em sờ được hoặc cảm nhận được những khu vực sần, nốt sần ở cả 2 vú. Tuy nhiên, cũng có chị em không phát hiện được khối u nào cho tới khi siêu âm hoặc chụp X-quang vú.

Tham khảo: u xơ vú khi nào cần mổ

Phụ nữ nào có thể bị u xơ, nang? Có thể bị bệnh sau mãn kinh không?

Tình trạng xơ nang vú chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Đó là kết quả của của quá trình tích lũy các chu kỳ hormone hàng tháng lặp đi lặp lại, và sự tích lũy chất lỏng, tế bào và các mảnh vụn tế bào trong vú. Sự tích lũy này bắt đầu từ tuổi dậy thì và tiếp tục cho tới khi phụ nữ mãn kinh. Sau mãn kinh, xơ nang vú có thể biến mất.

Tình trạng vú xơ nang có thể xảy ra chỉ trong một vú không?

Không thường xuyên. Như một quy luật, tình trạng xơ nang vú có xu hướng đối xứng (song phương) và ảnh hưởng đến cả hai vú. Một bên có thể nhiều xơ nang hơn vú còn lại. Tuy nhiên, sau nhiều năm, cả 2 vú xơ hóa có thể như nhau.

Nguyên nhân gì gây u nang, xơ nang?

Triệu chứng thường gặp của u xơ vú là đau, căng ngực liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.

Yếu tố góp phần quan trọng nhất đối với tình trạng xơ nang vú là sự thay đổi nội tiết tố bình thường của người phụ nữ trong chu kỳ hàng tháng, hoặc khi có thai. Các kích thích tố bao gồm Prolactin, insulin, hormone tuyến giáp nhưng đặc biệt là estrogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến các mô vú bằng cách làm cho các tế bào phát triển và nhân lên.

Caffein và các thực phẩm khác có gây ra u xơ, nang vú không?

Caffeine đã được chứng minh là làm tăng triệu chứng của xơ, nang vú chứ không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Xơ, nang vú có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?

Xơ nang vú liên quan đến tăng sản có làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú; Tăng sản không điển hình làm tăng nguy cơ ung thư vừa phải. Điều này là do các lỗi di truyền (đột biến) đã bắt đầu tích lũy trong các tế bào không còn phản ứng bình thường với các tín hiệu thường kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào. Khi các tế bào không điển hình tăng về số lượng, chúng tích lũy thêm các lỗi di truyền.

Các độc tố môi trường, chế độ ăn uống và trao đổi chất cũng có thể tác động đến hệ thống hormone của người phụ nữ và từ đó làm tăng nguy cơ đột biến, đồng thời tăng nguy cơ ung thư vú.

Chẩn đoán xơ nang như thế nào? Có cần sinh thiết vú không?

Cả 2 tình trạng đều có chung đặc điểm là có khối u trong vú. Các khối u xơ trong vú có thể giống ung thư vú. Nếu bị u xơ vú, ngoài chụp X-quang tuyến vú, sinh thiết là cần thiết để xác định u vú lành tính hay ác tính.

Ngoài ra, các bác sĩ ung bướu có kinh nghiệm khi khám lâm sàng cũng có thể đánh giá được khối u là lành tính hay ác tính. Các khối u, xơ nang thường di động, hình tròn, đường viền trơn tru. Ngược lại, ung thư vú có thể có cục cứng như đá, khối u không di động, phần khối u bám chắc vào da vú…

Các phương pháp điều trị u cục u, u nang và xơ hóa là gì?

Chụp X-quang tuyến vú định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú. Đây là việc bắt buộc cần làm cho mọi phụ nữ trên 40.

Các phương pháp điều trị cho tình trạng vú xơ nang tập trung vào giảm đau và điều chỉnh nội tiết tố.

Giảm đau: Một số biện pháp đơn giản như luôn mặc áo ngực thoải mái, kể cả ban đêm. Hoặc, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm theo đơn của bác sĩ.

Điều chỉnh hormone: Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường dần dần bị tình trạng xơ nang nặng hơn. Xu hướng này rất có thể là do kích thích nội tiết tố kéo dài và bất thường của vú. Ở những bệnh nhân này, tạo một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn với thuốc tránh thai hàng ngày có thể sẽ cải thiện. Chu kỳ đều đặn sẽ giúp điều chỉnh nội tiết và làm giảm xơ nang.

Lời khuyên cho chị em bị xơ nang vú

  • Khám vú tại bệnh viện thường xuyên: Thực hiện sau khoảng 4-6 tháng đối với bệnh nhân có nguy cơ cao nhất, chẳn hạn những người bị tăng sản không điển hình và tiền sử gia đình mạnh mẽ bị ung thư vú, buồng trứng hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chụp X-quang tuyến vú: thực hiện hàng năm, kết hợp với siêu âm.
  • Sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ 35 – 40 tuổi.
  • Kiểm tra vú tại nhà: Khám vú tại nhà hàng tháng trước phòng tắm, vào thời điểm sau sạch kinh  tuần để kiểm tra những thay đổi ở vú nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *