Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng hướng. Chủ động quan sát cơ thể là cách đơn giản nhất giúp bạn sớm phát hiện các bất thường, khối u, tổn thương tiền ung thư và thăm khám kịp thời.
Để chẩn đoán ung thư, đòi hỏi phải qua thăm khám chuyên sâu và thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên việc chủ động theo dõi cơ thể hàng ngày cũng có thể giúp nhận diện các bất thường. Dưới đây là một số bệnh ung thư thường gặp và cách đơn giản để phát hiện sớm:
1. Ung thư vú
Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Bệnh có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, hàng tháng nên tự khám vú sau khi sạch kinh 5 ngày bằng cách:
- Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú như u cục, dày lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.
- Đưa tay ra sau gáy, sau đó quan sát lại.
- Chống tay lên hông làm cử dộng đưa ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hoặc hạ vai xuống. Động tác này làm rõ hơn các thay đổi ở vú nếu có.
- Nặn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không
—>>> Tham khảo: triệu chứng ung thư vú
Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ
- Đưa tay phải ra sau gáy, dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú vào thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra phía ngoài.
- Kiểm tra từng vùng của vú và cả về phía hố nách.
Nếu thấy các bất thường như: khối u không đau ở ngực; thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú; núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại; làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bi lún xuống có nếp gấp; có hạch ở hố nách… cần đi khám ngay. Theo thống kê, có khoảng 80 – 90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước từ 1 cm trở lên. Rất nhiều phụ nữ đã tự phát hiện ra bất thường ở vú bằng thao tác tự kiểm tra hàng ngày tại nhà.
Khi có những dấu hiệu trên chưa chắc bạn đã bị ung thư vú, tuy nhiên cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên đi khám định kỳ tại các chuyên khoa 1-3 năm một lần. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần định kỳ chụp X-quang tuyến vú.
2. Ung thư tuyến giáp
Nên tự khám cổ tại nhà thường xuyên. Nếu sờ thấy khối u ở cổ và/hoặc thấy cổ to dần, đau ở vùng trước cổ, khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài, khó thở hoặc ho kéo dài… cần tìm ngay đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám.
Nên tự khám tuyến giáp tại nhà thường xuyên.
3. Ung thư da
Ung thư da có thể phát hiện bằng mắt thường. Bạn có thể tự quan sát vùng da trên toàn cơ thể. Thăm khám ngay nếu thấy xuất hiện các nốt ruồi có hình dáng, kích thước không rõ ràng; có những vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng chảy máu, nổi cục có thể ở vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, một vết đốm đỏ nhạt kéo dài dai dẳng với xước trợt nhẹ…
4. Ung thư khoang miệng
Đây là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc, ăn trầu, uống rượu… Để có thể phát hiện sớm, bạn nên quan sát khoang miệng qua soi gương mỗi khi đánh răng. Khi thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, vết thương ở khoang miệng khó liền, chảy máu ở khoang miệng, há miệng bị hạn chế, sờ thấy u bất thường… thì đến bác sĩ chuyên khoa khám.
Nên đi khám ung thư khoang miệng 3 năm một lần đối với người trên 20 tuổi và hàng năm đối với người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người hút thuốc lá, thuốc lào.
Khi thấy những vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, vết thương ở khoang miệng khó liền, chảy máu ở khoang miệng… cần thăm khám sớm
5. Ung thư đường tiêu hóa
Các bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại tràng, dạ dày, thực quản… rất phổ biến tại Việt Nam và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Mỗi bệnh ung thư sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, cần thăm khám ngay nếu thấy có các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa kéo dài như:
- Đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, chất nhầy, có thể có đau bụng…
- Gầy sút, thiếu máu, giảm cân đột ngột…
- Khó chịu trong bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, phân đen mỏng dẹt lẫn máu
Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu, việc tự khám tại nhà là cần thiết nhưng chỉ mang tính tương đối và chưa thể kết luân ung thư. Để chẩn đoán chính xác nhất, phải thăm khám chuyên sâu. Ví dụ như với bệnh ung thư đại trực tràng, ngay cả khi không có triệu chứng gì thì người bình thường từ 50 tuổi trở lên nên khám sàng lọc. Còn với người có sẵn bệnh lý viêm đại trực tràng chảy máu hoặc người có tiền sử gia đình như bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác bị bệnh ung thư đại trực tràng thì nên khám sàng lọc phát hiện sớm từ 40 tuổi.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Trong đó có Gói tầm soát ung thư nâng cao dành cho cả nam và nữ – giúp phát hiện hầu hết các bất thường trên cơ thể. Xem chi tiết tại đây.
Để đăng ký khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.