Điều trị ung thư trực tràng như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, thể trạng người bệnh, dự đoán mức độ đáp ứng điều trị, mong muốn điều trị của người bệnh…
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa dưới phổ biến
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa dưới phổ biến. Bệnh xảy ra khi có sự phát triển và phân chia mất kiểm soát ở trực tràng, phần cuối của ruột già, phía trước hậu môn. Để lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng, bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
1. Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng
Nhìn chung, các phương pháp điều trị ung thư trực tràng bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
1.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư trực tràng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Một số phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư trực tràng
- Phẫu thuật cắt khối u: đây là hình thức phẫu thuật giúp bảo tồn trực tràng, phẫu thuật có thể được thực hiện qua ngã ba hậu môn hay qua ngã xương cụt.
- Phẫu thuật bảo tồn cơ thắt: thường chỉ định cho khối u ở 2/3 trên trực tràng
- Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn: thường xem xét trong ung thư trực tràng 1/3 dưới. Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể phải đối mặt với một số biến chứng như chảy máu, bí tiểu, liệt dương, tổn thương bàng quang…
- Phẫu thuật trực tràng kèm theo một số cơ quan lân cận như bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…
- Hậu môn nhân tạo: với trường hợp tắc ruột do ung thư trực tràng nhưng khối u còn cắt bỏ được, bệnh nhân có thể được chỉ định làm hậu môn nhân tạo đại tràng xích ma sau khoảng 2 tuần sẽ tiến hành phẫu thuật triệt để. Trường hợp khối u không thể cắt bỏ được sẽ tiến hành làm hậu môn nhân tạo đại tràng ngang.
1.2. Liệu pháp kết hợp
Điều trị chuẩn cho ung thư giai đoạn II và ung thư trực tràng giai đoạn III thường là sự kết hợp của hóa trị và xạ trị (chemoradiotherapy) trước khi phẫu thuật. Cách tiếp cận này cũng là một lựa chọn để điều trị một số bệnh ung thư trực tràng giai đoạn I có nguy cơ tái phát cao.
Lợi ích của hóa trị liệu trước phẫu thuật bao gồm:
-
- Tăng phản ứng với bức xạ do tác dụng của hóa trị đối với tế bào ung thư
- Giảm kích thước khối u
- Giảm giai đoạn ung thư trong một số trường hợp
- Giúp tăng cơ hội giữ lại hậu môn nguyên vẹn cho người bệnh
- Giảm nguy cơ tái phát ung thư
Thời gian thông thường giữa hóa xạ trị trước phẫu thuật là khoảng 6 tuần. Sau khi phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân cần hóa trị bổ sung để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Đối với giai đoạn 4, hóa trị hoặc xạ trị có thể là phương pháp điều trị chính
1.3. Chăm sóc hỗ trợ (giảm nhẹ)
Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giảm đau và các triệu chứng khác của một căn bệnh nghiêm trọng. Các chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ làm việc với bạn, gia đình bạn và các bác sĩ khác của bạn để cung cấp thêm một lớp hỗ trợ bổ sung cho việc chăm sóc liên tục của bạn.
Một ví dụ về chăm sóc giảm nhẹ có thể là phẫu thuật để làm giảm tắc nghẽn trực tràng để cải thiện các triệu chứng của bạn.
Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp bởi một nhóm các bác sĩ, y tá và các chuyên gia được huấn luyện đặc biệt khác. Các nhóm chăm sóc giảm nhẹ nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bị ung thư và gia đình của họ. Hình thức chăm sóc này được cung cấp cùng với các phương pháp chữa trị hoặc chữa trị khác mà bạn có thể nhận được.
2. Tác dụng phụ của điều trị ung thư trực tràng
Các tác dụng phụ của điều trị ung thư trực tràng phụ thuộc vào loại điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi người. Hầu hết các tác dụng phụ của ung thư trực tràng thường là tạm thời.
- Tác dụng phụ của phẫu thuật: đau vết mổ, mệt mỏi, táo bón hoặc tiêu chảy, kích ứng da xung quanh vị trí phẫu thuật.
- Tác dụng phụ của hóa trị: phụ thuộc vào loại thuốc, nhưng nhìn chung các loại thuốc gây ảnh hưởng tới những tế bào phân chia nhanh nên nó có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng, bầm tím, yếu ớt, mệt ỏi, giảm thèm ăn, rụng tóc, giảm cân, tiêu chảy, buồn nôn…
- Tác dụng phụ của xạ trị: buồn nôn, tiêu chảy, da vùng điều trị đỏ, khô, mệt mỏi.
Nghỉ ngơi sau điều trị là rất quan trọng đối với người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi và báo cho bác sĩ biết bất kỳ tác dụng phụ nào để được hỗ trợ nếu cần thiết.
TS. BS Zee Ying Kiat tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng có TS. BS Zee Ying Kiat, bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về điều trị ung thư trực tràng. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc và biết chính xác bệnh viện đang áp dụng phương pháp điều trị nào, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.