Ung thư tuyến nước bọt là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ. Nhận biết được các triệu chứng ung thư tuyến nước bọt sẽ giúp bạn không bỏ qua bất kì cơ hội phát hiện bệnh sớm nào.
1. Các triệu chứng đáng chú ý của ung thư tuyến nước bọt
Những khối u của tuyến nước bọt chiếm khoảng 2 – 4% ung thư vùng đầu cổ. Bệnh có thể phát sinh ở bất kì vị trí như mang tai, dưới hàm, lưỡi, niêm mạc đường hô hấp… Trong đó u tuyến mang tai là phổ biến nhất, chiếm khoảng 80 – 85% ca mắc ung thư tuyến nước bọt.
Theo các bác sĩ Ung bướu, tùy thuộc vào vị trí ung thư tuyến nước bọt phát sinh cũng như giai đoạn tiến triển bệnh mà triệu chứng ung thư tuyến nước bọt có thể khác nhau ở mỗi người.
1.1 Triệu chứng của người bệnh khi có u tuyến mang tai
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân u tuyến mang tai có thể gặp một số triệu chứng như:
– Xuất hiện khối u ở tuyến mang tai
– Sốt nhẹ, u lớn dần theo thời gian
– Liệt dây thần kinh số VII
– Những khối u ở vùng sâu có thể đẩy lồi khẩu cái vào vùng amidan.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị liệt nhiều dây thần kinh hơn như dây thần kinh số V, IV, XII. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng vùng đầu, cổ do ung thư di căn sang. Ngoài ra, các đợt nhiễm khuẩn vùng mũi, hầu họng… cũng gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
1.2 Triệu chứng của bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có u tuyến dưới hàm
Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 – 15% ca mắc ung thư tuyến nước bọt. So với các u vị trí khác, loại ung thư này cũng ít biểu hiện và khó nhận biết hơn.
Ở giai đoạn sớm, thường thấy khối u nhẵn, chắc, không đau. Người bệnh có thể phải đối mặt với các triệu chứng ung thư tuyến nước bọt như: vùng hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi, mặt khó cử động, khó ăn, khó nuốt, đau miệng… Khi ung thư phát triển và đến giai đoạn xâm lấn vào cơ, xương hàm làm cho khối u rắn, cố định.
Người bệnh có thể đối mặt với các triệu chứng ở vùng hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi, mặt khó cử động, khó ăn, khó nuốt, đau miệng…
1.3 Triệu chứng của bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có U tuyến dưới lưỡi
Các bác sĩ đánh giá, những biểu hiện u tuyến dưới lưỡi có nhiều điểm tương đồng với ung thư nền miệng với các triệu chứng như:
– Khó chịu khi nói, nuốt nước bọt, thức ăn
– Khoang miệng đau, xuất hiện nhiều vết loét lâu lành
– Sưng miệng…
Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư tuyến nước bọt rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực. Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh, điển hình là sinh thiết.
Kiểm tra, thăm khám sức khỏe ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường là điều cần thiết và nên thực hiện sớm nhất có thể để tránh tình trạng để bệnh tiến triển mức độ nặng
2. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt
Bệnh ung thư tuyến nước bọt không lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua bất kể con đường nào ngay cả hôn hoặc ăn chung.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt đó là:
– Tiếp xúc với bức xạ: Làm việc trong các môi trường có một số chất phóng xạ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt hơn.
– Sử dụng thuốc lá, rượu bia: Là hai yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành ung thư vùng đầu, cổ mặt, trong đó có ung thư tuyến nước bọt.
– Tiếp xúc với hóa chất độc hại như bụi hợp kim niken, silic…
– Chế độ ăn ít rau, ít chất xơ, nhiều chất béo…
Xác định được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động trong phòng tránh, giảm khả năng mắc căn bệnh này. Đặc biệt thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư là giải pháp giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giúp ích cho bác sĩ trong quá trình điều trị đạt kết quả tích cực hơn.
Khoa Ung Bướu Singapore – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ điều trị ung thư theo phác đồ tiêu chuẩn Singapore
Trên đây là một số thông tin tham khảo triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt. Để đăng kí tầm soát ung thư, khám và điều trị ung thư vùng đầu cổ mặt tại Bệnh viện Thu Cúc TCI với các chuyên gia ung bướu Singapore, vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.