Giai đoạn ung thư tuyến nước bọt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến phác đồ điều trị cũng như cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư. Ung thư tuyến nước bọt có mấy giai đoạn là thắc mắc của nhiều người bệnh.
1. Giai đoạn phát triển của bệnh ung thư tuyến nước bọt
U tuyến nước bọt chiếm khoảng 2 – 4% các ung thư vùng đầu cổ. Tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 50 – 55 tuổi.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt có mấy giai đoạn? Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, phân loại ung thư tuyến nước bọt dựa trên kích thước, mức độ lan rộng tế bào ung thư đến hạch bạch huyết, cấu trúc lân cận và các cơ quan ở xa.
Bệnh K tuyến nước bọt tiến triển qua 5 giai đoạn chính
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến nước bọt có 5 giai đoạn phát triển:
1.1 Giai đoạn 0
Ung thư vẫn giới hạn ở trong tuyến nước bọt, chưa có bất kì sự xâm lấn nào. Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoan này là rất tốt.
1.2 Giai đoạn I của ung thư tuyến nước bọt
Ung thư có kích thước không vượt quá 2 cm (khoảng 3/4 inch). Ung thư chưa phát triển sang các mô lân cận.
Tỷ lệ sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là khoảng 91%.
1.3 Giai đoạn II
Ung thư giai đoạn này có kích thước lớn hơn, khoảng 2 – 4 cm. Ung thư chưa di căn đến các hạch, cơ quan ở xa…
Theo các chuyên gia, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân mắc K tuyến nước bọt giai đoạn II là khoảng 75%.
1.4 Giai đoạn III
Ung thư có thể phát triển với kích thước lớn hơn 4 cm, ảnh hưởng đến một số mô mềm xung quanh (T3, N0, M0)
Ung thư phát triển với bất kì kích thước nào và lan đến mô mỡ xung quanh (T0 – T3). Ung thư giai đoạn này có thể lan đến 1 hạch bạch huyết cạnh vùng cổ.
Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là khoảng 65%.
1.5 Giai đoạn IV của ung thư tuyến nước bọt
Giai đoạn IVA: ung thư có kích thước bất kì, phát triển ảnh hưởng đến các cấu trúc gần đó như xương hàm, da, ống tai… Ung thư có thể không lan đến hạch bạch huyết hoặc 1 hạch bạch huyết vùng cổ. Hạch có kích thước không quá 3 cm. Một hướng phát triển khác là ung thư phát triển với kích thước bất kì, lan đến 1 hạch bạch huyết (có thể kích thước lớn hoặc nhỏ hơn 6 cm)… Ung thư chưa di căn đến các cơ quan ở xa.
Giai đoạn IVB: ung thư phát triển kích thước bất kì, lan đến một hạch bạch huyết kích thước lớn hơn 3 cm…
Giai đoạn IVC: ung thư phát triển với kích thước bất kì, lan đến các cơ quan ở xa như phổi.
Tiên lượng sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ung thư là khoảng 39%.
2. Điều trị bệnh ung thư tuyến nước bọt theo giai đoạn
2.1 Điều trị ung thư tuyến nước bọt giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật loại bỏ khối u và một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt. Xạ trị có thể được khuyên dùng sau phẫu thuật nếu ung thư không được loại bỏ hoàn toàn, nếu ung thư đang xâm lấn các dây thần kinh gần đó, ung thư có mức độ biệt hóa trung bình hoặc kém,…
Ở giai đoạn càng sớm, người bệnh càng có cơ hội phẫu thuật triệt căn càng cao
2.2 Điều trị bệnh giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 khối u đã phát triển lớn hơn nhưng vẫn chỉ nằm trong tuyến nước bọt. Phương hướng điều trị lúc này chủ yếu bằng phẫu thuật, và có thể thực hiện loại bỏ các hạch bạch huyết cùng bên cổ của bạn.
Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật nếu ung thư không thể được loại bỏ hoàn toàn, hoặc ung thư đang xâm lấn mạch máu, dây thần kinh gần đó, nếu các dìa xung quanh khu vực mô cắt bỏ có chứa thế bào ung thư, nếu ung thư có mức độ biệt hóa trung bình hoặc kém,….
Xạ trị có thể là một phương pháp điều trị đơn lẻ nếu phẫu thuật dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về ăn uống, nói hoặc ngoại hình hoặc đối với những bệnh nhân từ chối phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp điều trị này không phổ biến đối với bệnh ung thư tuyến nước bọt giai đoạn 2.
2.3 Điều trị ung thư tuyến nước bọt giai đoạn 3 và 4A:
Những khối ung thư lúc này thậm chí còn lớn hơn và/ hoặc đã bắt đầu phát triển bên ngoài tuyến nước bọt vào các cấu trúc lân cận, có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cùng bên với khối ung thư hoặc cả hai bên cổ.
Các bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật mở rộng cắt bỏ tuyến nước bọt có chứa khối u, các mô lân cận và hạch bạch huyết ở cổ cùng bên. Đối với các trường hợp có khối u có độ biệt hóa kém, u nang adeno ác tính, phẫu thuật thường được thực hiện sau xạ trị.
Xạ trị đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị có thể được sử dụng làm phương pháp điều trị chính nếu phẫu thuật không phải là một lựa chọn tốt.
2.4 Điều trị bệnh giai đoạn 4B
Khi ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 4B rất khó chữa khỏi, đặc biệt nếu ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa. Thông thường xạ trị được sử dụng như phương pháp điều trị chính để cố gắng thu nhỏ các khối u và giảm đau hoặc các triệu chứng khác. Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị. Ngoài ra hóa trị hoặc thuốc nhắm mục tiêu có thể thu nhỏ khối u hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư trong một thời gian dài và có thể giúp làm giảm các triệu chứng do ung thư gây ra.
Trực tiếp tư vấn và điều trị ung thư vùng đầu mặt cổ cho bệnh nhân tại TCI là TS. BS Lim Hong Liang
Tại Bệnh viện Thu Cúc, trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư là đội ngũ chuyên gia giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang. Ngoài điều trị chung các bệnh ung thư, BS Lim có quan tâm đặc biệt đến ung thư phổi và các bệnh ung thư vùng đầu cổ.
Trên đây là một số thông tin tham khảo các giai đoạn ung thư tuyến nước bọt. Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc TCI và tìm hiểu thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.