Các phương pháp điều trị ung thư vùng đầu cổ

Tùy vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng và mong muốn của người bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị ung thư vùng đầu cổ cụ thể. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về ung thư ở vùng đầu cổ

Ung thư vùng đầu cổ phát sinh ở mũi, lưỡi, má, họng, amidan, thanh quản, tuyến nước bọt, tuyến giáp. Triệu chứng phổ biến của các bệnh lý này là: chảy máu mũi, đau hàm trên, thay đổi giọng nói, khó nuốt…

Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở các giai đoạn tiến triển. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện thường mơ hồ và dễ khiến người bệnh chủ quan không thăm khám.

Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư vùng đầu cổ càng được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt đến 95% và một số trường hợp khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện muộn, tỷ lệ sống thêm rất thấp, việc điều trị nhằm mục đích giảm đau, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư vùng đầu cổ càng được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi bệnh càng cao.

Theo nhiều nghiên cứu, chế độ sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc bệnh do đó ở nam giới thường có nguy cơ cao hơn, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh cần lưu ý những yếu tố tăng nguy cơ bệnh như:

– Thuốc lá

– Đồ uống có nhiều cồn

– Virus HPV

– Tia cực tím

– Suy giảm hệ miễn dịch

– Tính di truyền.

Ngoài những yếu tố này thì môi trường, đội tuổi và những ảnh hưởng khác có thể dẫn tới bệnh do đó người bệnh cần có những phòng ngừa nguy cơ bệnh từ sớm.

2. Phân loại các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ

Ung thư ở vùng đầu cổ được đặt tên dựa theo từng phần của cơ thể khi chúng xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, các loại bệnh phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

– Ung thư thanh quản và hạ hầu

– Ung thư xoang mũi và xoang cạnh mũi

– Ung thư vòm hầu

– Ung thư hốc miệng

– Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh ung thư ở đầu cổ

3. Điều trị bệnh ung thư ở vùng đầu cổ

3.1 Phương hướng điều trị các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ

Ngăn ngừa nguy cơ bệnh bằng việc bảo vệ cơ thể

Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra ung thư và để đề phòng thì mỗi người nên chủ động:

– Giảm tối đa sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích

– Thực hiện sinh hoạt tình dục an toàn

– Bảo vệ cơ thể dưới tia nắng mặt trời

– Vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ

– Đối với phụ nữ cần đặc biệt lưu ý khám sức khỏe sinh sản định kỳ

– Tiêm phòng HPV từ sớm để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ở vùng đầu cổ định kỳ

Người bệnh có thể đến các bệnh viện lớn để kiểm tra và tầm soát ung thư định kỳ, sàng lọc sớm những nguy cơ bệnh để điều trị sớm.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư ở vùng đầu cổ

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ung thư ở vùng đầu cổ và được điều trị sớm thì có khả năng điều trị bệnh cao hơn nhờ được xác định bệnh sớm.

Dù ở giai đoạn bệnh nào thì cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để phục hồi cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch để cản trở sự tấn công của ung thư.

Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân đau bụng, đau họng, khó nuốt, mất vị giác… ảnh hưởng tới việc sinh hoạt ăn uống thì cần nhờ tới sự hỗ trợ của các cán bộ y tế để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

3.2 Các phương pháp điều trị ung thư ở vùng đầu cổ

Các phương pháp điều trị ung thư đầu cổ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: vị trí của khối u, giai đoạn ung thư, tuổi tác của bệnh nhân và tình hình sức khỏe nói chung. Điều trị ung thư đầu và cổ có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, hoặc một sự kết hợp của các phương pháp điều trị.

Để được chỉ định phương pháp điều trị, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ung bướu vùng đầu cổ

Tại Việt Nam, ung thư vòm họng là bệnh ung thư vùng đầu cổ phổ biến nhất. Bệnh có chiến lược điều trị riêng biệt dựa vào xạ trị, hóa trị và thuốc chống vi rút. Tuy nhiên, điều trị chống vi rút ở giai đoạn 1 và 2 xạ trị đơn thuần có kết quả. Giai đoạn 3 cần kết hợp xạ và hóa trị, đôi khi hóa trị cũng được chỉ định từ giai đoạn 2.

Ở giai đoạn 4 cần điều trị triệu chứng, trong đó hóa trị là phương pháp điều trị chính. Sau điều trị cần theo dõi tái phát, dùng thuốc hỗ trợ ngừa tái phát.

Hiện nay, người bệnh ung thư, trong đó có ung thư đầu cổ tại Việt Nam có cơ hội điều trị bệnh ngay trong nước với chất lượng điều trị chuẩn 100% Singapore tại Khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Đây là kết quả của sự hợp tác toàn diện, lâu dài giữa đội ngũ bác sĩ nổi tiếng điều trị ung thư tại Singapore với Bệnh viện Thu Cúc.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *