Viêm đại tràng co thắt thường gây ra những cơn đau quặn thắt ở vùng bụng, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để có cách điều trị viêm đại tràng co thắt hiệu quả, bạn cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Theo nghiên cứu, có khoảng 20% dân số thế giới bị viêm đại tràng co thắt. Tại Việt Nam, có khoảng 30-40% người bệnh bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt.
1. Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt
Có nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt:
- Viêm đại tràng co thắt do thức ăn không hợp vệ sinh, nhiễm vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amip.
Viêm đại tràng co thắt thường gây ra các cơn đau quặn bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe
- Do rối loạn nhu động ruột
- Do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn
- Do sang chấn, rối loạn tâm thần, stress, căng thẳng kéo dài.
Bệnh viêm đại tràng co thắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Cách điều trị viêm đại tràng co thắt
Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị viêm đại tràng co thắt. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng các cách điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, giúp cải thiện sớm bệnh.
Điều trị viêm đại tràng co thắt bằng thuốc
Các thuốc có thể sử dụng để điều trị viêm đại tràng co thắt như thuốc ức chế cơ trơn, thuốc điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng…
Người bệnh cần dùng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
- Thuốc ức chế cơ trơn: Để điều trị các cơn đau quặn bụng khi bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh có thể dùng một số thuốc ức chế cơ trơn, ví dụ như spasmaverin hoặc phloroglucinol.
- Thuốc điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng: Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc như trimebutine maleate, domperidol hoặc một số men tiêu hóa.
- Thuốc điều trị triệu chứng phân lỏng người bệnh có thể dùng smectite intergrade hoặc loperamid.
Việc điều trị thuốc nào với liều lượng ra sao người bệnh cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cách điều trị viêm đại tràng co thắt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống + sinh hoạt
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh rất quan trọng có thể giúp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát. Vì thế người bệnh nên chú ý:
- Kiêng những thức ăn tanh, mỡ, tôm, cua, cá…
- Kiêng các thức ăn sinh hơi nhiều như khoai tây, sắn.
- Tránh những thức ăn, đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê, gia vị, đồ uống có ga
- Tránh các loại thức ăn nguội lạnh để lâu, thức ăn sống như ăn gỏi tiết canh, rau sống
- Tránh những loại hoa quả khó tiêu, nhiều đường như xoài, mít, sầu riêng.
- Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, đặc biệt không nên ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối.
- Ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Vận động hợp lý, tránh stress, lo lắng thái quá gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột. Cần tạo cho mình tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng giúp cải thiện sớm tình trạng viêm đại tràng co thắt
Cách điều trị viêm đại tràng co thắt bằng một số mẹo dân gian
- Massage vùng bụng: Đây là một liệu pháp giúp giảm đau khi bị viêm đại tràng co thắt. Khi lên cơn đau, người bệnh dùng 3 đầu ngón tay (tro, giữa và áp út) xoay đều theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 4-5 phút sẽ thấy cơn đau viêm đại tràng co thắt giảm đi đáng kể.
- Uống trà ấm: Uống nước ấm có tác dụng làm các cơ trong dạ dày thư giãn, khiến cơn đau giảm đi đáng kể. Nếu sử dụng các loại trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng ấm…thì hiệu quả giảm đau lại càng cao.
Việc điều trị viêm đại tràng co thắt bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Do đó người bệnh cần tới các bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.