Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và đang có xu hướng gia tăng ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày như thế nào là quan tâm của rất nhiều người.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Các bác sĩ cho biết, lối sống thiếu khoa học, thừa cân, béo phì… đều là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày như thế nào?
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày như thế nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi bệnh nhân như mức độ tiến triển bệnh, các triệu chứng, biến chứng bệnh có thể gặp… Với mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể, có thể điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa phổ biến cho người mắc trào ngược dạ dày
Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường được chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Các bác sĩ đánh giá, việc dùng thuốc điều trị này cho đáp ứng điều trị tốt, giảm các triệu chứng nhanh, ổn định và liền sẹo… Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Omeprazole: thuốc có tác dụng ức chế acid mạnh, các triệu chứng lâm sàng hết ngay từ những ngày đầu khi dùng thuốc. Bệnh nhân dùng thuốc Omeprazole có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đầy hơi, táo bón…
- Lansoprazole: thường dùng ngắn ngày để điều trị chứng trào ngược, loét dạ dày tá tràng. Mức độ ức chế tiết acid dạ dày của thuốc phụ thuộc vào liều dung và thời gian điều trị. Sau 8 tuần điều trị, tỷ lệ liền sẹo loét dạ dày đạt 89 – 92% và diệt vi khuẩn HP 21 – 43%.
- Pantoprazole: đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, thời gian điều trị với thuốc này có thể kéo dài 8 tuần. Thuốc được đánh giá liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.
- Rabeprazole: giảm hoạt động acid dạ dày để điều trị trào ngược dạ dày và nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác như loét niêm mạc dạ dày, kết hợp tiêu diệt HP… Bệnh nhân điều trị bằng loại thuốc này có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, lo lắng, buồn nôn, đau xương, giảm tiểu cầu…
- Esomeprazole: được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản có hoặc không có viêm thực quản kèm theo. Dùng thuốc không có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên nếu dùng liều cao, kéo dài sẽ có thể có một số tác dụng ngoài mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi…
- Trường hợp bệnh nhân nhiễm HP có thể điều trị HP rồi tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton.
Điều trị ngoài khoa
Với những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản điều trị nội khoa không có nhiều tác dụng hoặc bệnh nhân không muốn dùng thuốc lâu dài. Phẫu thuật nội soi xếp nếp đáy vị kiểu Nissen thường được lựa chọn. Tuy hiệu quả chống trào ngược cao nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tử vong và biến chứng.
Thay đổi lối sống – một trong những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày
Bên cạnh việc điều trị thuốc và phẫu thuật, thay đổi lối sống là một trong những điều kiện tiên quyết để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả. Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý:
Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày cần tránh các loại gia vị cay nóng
- Ăn uống khoa học: không ăn quá no, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, tránh các loại gia vị như tiêu, ớt…
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Ngủ năm đầu cao hơn chân khoảng 15 cm…
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản là rất cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, chảy máu đường tiêu hóa hay ung thư thực quản.
Trên đây là một số thông tin tham khảo cách chữa bệnh trào ngược dạ dày. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.