Đau vùng hạ vị là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có phương pháp điều trị hiệu quả, giảm triệu chứng đau vùng hạ vị.
Đau vùng hạ vị là tình trạng đau xảy ra ở vùng dưới rốn, mức độ đau có thể khác nhau tùy vào nguyên gây bệnh. Các cơn đau có thể xuất phát từ vùng hạ vị và lan sang các vị trí khác của cơ thể như hông, lưng…
Đau vùng hạ vị là tình trạng đau xảy ra ở vùng dưới rốn, mức độ đau có thể khác nhau tùy vào nguyên gây bệnh.
1. Đau hạ vị do nguyên nhân gì?
Đau vùng hạ vị không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh lý nào đó trong cơ thể. Đau hạ vị có thể là do:
- Rối loạn tiêu hóa: Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, phân bị táo…
- Mắc bệnh viêm ruột thừa: Đây là tình trạng ruột thừa bị tắc nghẽn do sỏi thận, dị vật đẫn đến viêm, sưng và nhiễm trùng ruột thừa. Cơn đau hạ vị do viêm ruột thừa lúc đầu âm ỉ nhưng về sau rất dữ dội. Bệnh còn kèm theo một số biểu hiện như buồn nôn, chán ăn, sốt, táo bón…
- Do viêm đại tràng: Viêm đại tràng là tình trạng viêm, loét xảy ra ở vùng ruột già của cơ thể. Các cơn đau bụng do viêm đại tràng gây ra thường xuất phát từ vùng hố chậu và lan đến vùng giữa bụng dưới rốn. Bệnh kèm theo một số biểu hiện như tiêu chảy, phân có chất nhầy…
Đau hạ vị do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng
- Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là tình trạng các vi khuẩn đi vào lỗ tiểu và gây viêm. Nhiễm trùng đường tiểu là một nhóm bao gồm một số bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận,… Ngoài triệu chứng đau hạ vị, bệnh còn có biểu hiện như người lạnh, sốt cao, buồn nôn…
- Ung thư đại tràng: Đây là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhất có biểu hiện đau ở vùng bụng. Các cơn đau do ung thư đại tràng gây ra có thể bắt đầu từ bụng trên và lan xuống vùng bụng dưới rốn và các vị trí khác của cơ thể. Bệnh kèm theo một loạt các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, đại tiện ra máu, sút cân không rõ nguyên nhân…
Ngoài ra nếu nữ giới bị đau vùng hạ vị còn có thể là do mắc một số bệnh như:
- U nang buồng trứng: Đây là tình trạng các túi dịch xuất hiện buồng trứng. Bệnh gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng đùi và lan rộng ra các vị trí khác, trong đó có vùng bụng dưới rốn. Ngoài ra, bệnh còn có biểu hiện như chướng bụng, kinh nguyệt thất thường, buồn nôn…
Ở nữ giới, đau hạ vị có thể là do u nang buồng trứng hoặc các bệnh lý phụ khoa khác
- U xơ cổ tử cung: Đây là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều khối xơ trong cổ tử cung. Bệnh có một số biểu hiện như đau lưng, đau bụng, mắc tiểu thường xuyên….
- Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng mang thai ngoài tử cung cũng gây ra các con đau vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như xuất huyết âm đạo, mệt mỏi…
2. Cách điều trị đau vùng hạ vị
Tùy vào loại bệnh gây đau vùng hạ vị và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm hồi phục nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Để giảm dần triệu chứng đau hạ vị và loại bỏ sớm bệnh ra khỏi cơ thể, người bệnh cần chú ý đi khám ngay khi có dấu hiệu này. Việc thăm khám đúng lúc sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán sớm bệnh, điều trị kịp thời, hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.