Tầm soát ung thư cổ tử cung được các bác sĩ khuyến cáo cho mọi chị em phụ nhằm phát hiện bệnh sớm ngay ở giai đoạn loạn sản – tiền ung thư. Vậy cụ thể các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm những gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Thống kê ngành y tế cho biết, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 5000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, ứng với 7 phụ nữ chết và 14 ca mắc mới mỗi ngày.
Trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, ung thư cổ tử cung được đánh giá là dễ phòng ngừa, cho kết quả sàng lọc cao. Khoảng trên 90% ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của vi rút HPV (hiện có khoảng trên 100 loại) trong khi đó, tiêm phòng vắc xin HPV chỉ ngăn chặn được một số tuýp HPV nguy cơ cao như HPV 16, 18, 6, 11 vì vậy, tầm soát ung thư cổ tử cung luôn được các bác sĩ khuyến khích cho chị em.
Tham khảo: dương tính với HPV cần làm gì
1. Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Pap smear có thể phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau, giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm. Khám lâm sàng với bác sĩ Ung bướu nhằm tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình và các biểu hiện bệnh bất thường nếu có có vai trò quan trọng trong gợi ý phát hiện nguy cơ ung thư.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Pap smear (phết tế bào cổ tử cung): đây là xét nghiệm cơ bản để phát hiện những tế bào bất thường – loạn sản ở cổ tử cung để có hướng can thiệp can thiệp kịp thời. Nhờ xét nghiệm Pap mà nhiều trường hợp mắc ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm. Cách thực hiện Pap smear đơn giản, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo, sau đó dùng một dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh nhỏ tại vị trí nghi ngờ để nghiên cứu dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm HPV thường được khuyến cao cho nữ giới từ khoảng 30 tuổi. Xét nghiệm HPV có thể phát hiện các trường hợp bệnh bị bỏ sót bởi xét nghiệm Pap.
Ngoài 2 xét nghiệm tầm soát cơ bản là Pap smear và HPV, phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm siêu âm ổ bụng, siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo (cho nữ đã quan hệ tình dục) cũng được bác sĩ chỉ định.
2. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu?
Tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến khích cho mọi nữ giới
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều Bệnh viện thực hiện khám tầm soát ung thư cổ tử cung, trong đó có Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Thu Cúc có những ưu điểm như:
- Đặt lịch hẹn nhanh chóng qua Tổng đài, người bệnh sẽ không mất thời gian chờ đợi lâu để thăm khám
- Trang thiết bị y tế hiện đại, môi trường khám bệnh thân thiện tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh
- Khám phụ khoa do bác sĩ nữ giầu kinh nghiệm thăm khám, nhẹ nhàng , ân cần, kín đáo.
- Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, chi phí trọn gói, tiết kiệm. (Chi tiết: tại đây)
- Trường hợp bệnh phẩm nghi ngờ có thể được chuyển qua Mỹ, Singapore xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.
- Trả kết quả nhanh chóng, người bệnh có thể đăng kí lấy kết quả khám qua email, chuyển phát nhanh…
- Nếu không may phát hiện ung thư, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS See Hui Ti, chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị bệnh ung thư ở nữ giới.
3. Một số lưu ý trước khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung
- Số tiền cần chuẩn bị để khám tầm soát ung thư cổ tử cung khoảng 2,8 triệu nếu bạn khám theo gói khám. Ngoài việc tầm soát ung thư cổ tử cung còn có các chỉ số máu cơ bản đánh giá tình trạng sức khỏe. Bệnh viện cũng có thanh toán bằng thẻ tiện lợi, thanh toán chuyển khoản…
- Không đi thăm khám ung thư cổ tử cung vào thời kỳ kinh nguyệt.
- Không thụt rửa sâu âm đạo trước khi đi thăm khám tầm soát ung thư cổ tử cung
- Nên nhịn ăn trước 6 tiếng để kết quả xét nghiệm máu được chính xác.
- Nên uống nước nhiều và đợi căng tiểu mới vào siêu âm ổ bụng
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.