Bệnh ung thư dạ dày có lây không là nỗi lo lắng của rất nhiều người trước thực trạng ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh ác tính này.
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính ở lớp niêm mạc dạ dày. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ lan ra các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận và các bộ phận ở xa, cản trở rất nhiều đến hiệu quả và các phương pháp điều trị.
Ung thư dạ dày không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Bệnh ung thư dạ dày có lây không?
Rất nhiều người còn chưa hiểu rõ bệnh ung thư dạ dày có lây không mà đã có những hành động như xa lánh người bị bệnh, không nói chuyện, tiếp xúc với họ… Trả lời câu hỏi bệnh ung thư dạ dày có lây không, các chuyên gia y tế đã khẳng định ung thư dạ dày không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh và cũng chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào nào khẳng định bệnh có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, một số yêu tố nguy cơ gây bệnh mà điển hình là vi khuẩn HP – yếu tố được phát hiện ở 70% người mắc ung thư dạ dày có thể lây truyền từ người này sàng người khác.
Một số con đường lây nhiễm vi khuẩn HP:
- Miệng – miệng: vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc nước bọt như dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng hay ăn uống chung bát đũa, nước chấm, nhai mớm cơm…
- Phân – miệng: vi khuẩn HP không chỉ tồn tại ở niêm mạc dạ dày mà chúng còn ẩn náu trong phân của người bệnh. Vì vậy, đại tiện vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn qua côn trùng truyền bệnh trung gian.
- Dạ dày – dạ dày: thực hiện nội soi tại các cơ sở y tế không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn trên do đầu dò nội soi không được vệ sinh kĩ.
Bên cạnh nguy cơ gây bệnh là vi khuẩn HP, nhiều người sống trong cùng một môi trường có thể bị ảnh hưởng một số thói quen ăn uống như ăn đồ ăn quá nóng, mặn và đồ nướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phòng bệnh ung thư dạ dày bằng cách nào?
Ung thư dạ dày được xếp vào bệnh ác tính đường tiêu hóa thường gặp nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới (sau ung thư đại trực tràng). Những số liệu thống kê gần đây đã chỉ ra, tỷ mắc mới và tử vong do bệnh gây ra ngày càng lớn và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Với đà tăng như hiện tại, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, đến năm 2020 số lượng nam giới và nữ giới mắc ung thư dạ dày sẽ lần lượt đạt khoảng 28 nghìn ca và gần 15 nghìn ca.
Để phòng ngừa một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, các bác sĩ khuyến cáo:
- Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, chén, đũa
- Không nhai mớm cơm cho trẻ
- Không dùng phân tươi để bón rau, đặc biệt là các loại rau sống
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa hoc
- Điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày mạn tính…
Tìm hiểu chi tiết tổng quan: ung thư dạ dày
Cần chú ý rằng không có biện pháp phòng ung thư nào là tuyệt đối. Vì vậy, bên cạnh chủ động thực hiện các biện pháp trên, mỗi người cần quan tâm đến khám sàng lọc ung thư dạ dày định kì, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao như ngoài 40 tuổi, có tiền sử mắc các bệnh lý dạ dày mạn tính, sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia…
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và chuẩn đoán bệnh ung thư dạ dày.
Hy vọng với những thông tin giải đáp bệnh ung thư dạ dày có lây không ở trên bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức nhất định về bệnh. Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.