Ung thư tuyến tụy là bệnh khó chẩn đoán sớm do không có biểu hiện đặc hiệu ở giai đoạn đầu. Hiện nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân ung thư tuyến tụy nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuyến tụy là một bộ phận quan trọng của cơ thể nằm giữa dạ dày, gan và ruột. Tuyến tụy chỉ dài 10-15 cm, có tác dụng tiết ra kích thích tố, sản xuất insulin, dịch tiêu hóa.
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy đột biến và nhân rộng với một tốc độ rất nhanh. Theo thống kê, chỉ 4 trong 100 người mắc ung thư tuyến tụy có khả năng sống sau 5 năm.
Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy đột biến và nhân rộng với một tốc độ rất nhanh.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến tụy chưa được kết luận chính xác nhưng có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tuổi tác: Yếu tố tuổi tác có liên quan tới nguy cơ ung thư tuyến tụy. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 50 – 80. Gần 50% người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở độ tuổi 75 trở lên.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn phụ nữ.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: Những người có người thân trong giai đình mắc ung thư tuyến tụy thì có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng.
- Thừa cân và béo phì: Theo nghiên cứu, những người bị thừa cân có khoảng 20% khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tụy.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy. Những người hay hút thuốc mắc ung thư tăng gấp đôi so với những người chưa từng hút thuốc.
Hút thuốc lá, nghiện rượu… là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy
- Môi trường làm việc độc hại: Những người làm việc trong môi trường độc hại như phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn người khác.
- Bệnh tiểu đường: Ung thư tuyến tụy phổ biến hơn ở những người có bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là loại bệnh tiểu đường thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành và thường liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
- Viêm tụy mạn tính: Viêm tụy mạn tính là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong thời gian dài. Tình trạng này có liên quan tới nguy cơ tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy (đặc biệt là ở những người hút thuốc).
- Các vấn đề dạ dày: Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy như viêm gan lâu dài, lạm dụng rượu, chế độ ăn uống không cân bằng, ít hoạt động thể chất…
Cách phòng ngừa ung thư tuyến tụy
Để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cần căn cứ vào các nguyên nhân và yếu tố gây bệnh.
- Bỏ thuốc lá: Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với những người không hút thuốc vì thế việc từ bỏ thuốc lá là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cho cả những người xung quanh. Với những người bỏ thuốc 10 – 15 năm, nguy cơ thấp bằng những người chưa từng hút thuốc.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ làm giảm được một nửa nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Để phòng ngừa ung thư tuyến tụy cần duy trì cân nặng hợp lý, vận động hàng ngày…
- Có chế độ ăn uống khoa học: Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, thực phẩm giàu protein, giàu chất béo sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Việc tránh làm việc trong môi trường có chứa các chất độc hại hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi buộc phải tiếp xúc với hóa chất… cũng là cách phòng ngừa ung thư tuyến tụy hiệu quả.
- Khám sức khỏe định kỳ: Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.