Tình trạng kinh nguyệt không đều ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, nhiều chị em phát sinh tâm lý chủ quan, coi việc điều chỉnh kinh nguyệt là không cần thiết. Thậm chí, khi bị đau bụng dưới kinh nguyệt không đều, chị em cũng cảm thấy đó chỉ là một biểu hiện bình thường. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Chị em nên giải quyết, khắc phục tình trạng này như thế nào?
1. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có thể biểu hiện qua những triệu chứng nào?
Kinh nguyệt không đều có thể biểu hiện qua rất nhiều triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng này phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cũng như cảnh báo các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà người bệnh đang gặp phải.
Kinh nguyệt không đều có thể biểu hiện qua rất nhiều triệu chứng khác nhau
– Kinh nguyệt tới sớm, không ổn định vòng kinh: Những đối tượng có vòng kinh ngắn, kinh nguyệt thường tới sớm hơn từ 3 ngày tới 1 tuần. Thậm chí, trong vòng 1 tháng, chị em có thể bị hành kinh tới 2 lần.
– Trễ kinh: Là tình trạng khi kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ bị trì hoãn so với chu kỳ thông thường. Thời gian trễ kinh có thể từ vài ngày đến vài tuần hoặc hơn, và có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả stress, rối loạn dinh dưỡng, bệnh lý cơ quan sinh dục nữ, sử dụng thuốc hoặc thai kỳ.
– Rong kinh: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của các chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Những trường hợp rong kinh, thời gian hành kinh có thể kéo dài tới quá 10 ngày. Bên cạnh đó, lượng máu kinh mất đi nhiều, có thể gây ra tình trạng mất máu, thiếu máu.
– Kinh nguyệt thưa: Đây là một hiện tượng thể hiện sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt. Vòng kinh sẽ trở nên lâu hơn. Thời gian giữa các chu kỳ kéo dài hơn, có thể lên đến vài tháng.
– Vô kinh: Là tình trạng mà một phụ nữ không có kinh nguyệt trong ít nhất 3 tháng liên tiếp hoặc không có kinh nguyệt trong 6 tháng liên tiếp nếu trước đó đã có kinh nguyệt đều. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn nội tiết tố, chấn thương, bệnh lý cơ quan sinh dục nữ, suy dinh dưỡng hoặc sử dụng thuốc.
2. Biểu hiện đau bụng dưới có phải là một dạng rối loạn kinh nguyệt không? Có nguy hiểm không?
2.1. Bị đau bụng dưới kinh nguyệt không đều có phải rối loạn kinh nguyệt không?
Kinh nguyệt không đều hoàn toàn có thể biểu hiện qua tình trạng thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh. Tình trạng này có thể diễn biến thường xuyên, liên tục, thậm chí khiến cho hoạt động thường ngày của người phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến của phụ nữ khi kinh nguyệt không đều, đặc biệt là khi chị em bị rong kinh, trễ kinh. Khi có kinh nguyệt, tổn thương từ niêm mạc tử cung, gây ra sự co bóp và đau đớn tại khu vực vùng bụng dưới. Một số phụ nữ có đau bụng kinh nhẹ, trong khi đó, một số khác có cơn đau mạnh và khó chịu hơn.
Kinh nguyệt không đều hoàn toàn có thể biểu hiện qua tình trạng thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể được giảm bớt thông qua việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp tự chăm sóc như áp nhiệt lên bụng dưới hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải đau bụng kinh nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
2.2. Bị đau bụng dưới kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không?
Tình trạng đau bụng dưới khi bị rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân do mang thai
Mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chị em có cảm giác đau, khó chịu bụng dưới khi bị rối loạn kinh nguyệt. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho trường hợp này là đau bụng kèm theo chậm kinh. Thông thường, lớp niêm mạc được hình thành để hỗ trợ cho quá trình thụ thai thành công. Nếu trứng không thụ tinh với tinh trùng, niêm mạc này sẽ bong tróc và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không thấy có kinh, cộng thêm việc bụng dưới đau âm ỉ, rất có thể bạn đã mang thai.
– Rối loạn hoạt động, tính ổn định của nội tiết tố trong cơ thể
Nội tiết tố trong cơ thể đang ở giai đoạn thiếu ổn định. Khi nội tiết tố ổn định, chu kỳ kinh nguyệt cũng diễn ra đều đặn. Ngược lại, nếu lượng nội tiết bất ổn, chu kỳ kinh không đều sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó có đau bụng dưới mỗi khi tới tháng.
– Nguyên nhân đến từ một vài bệnh lý khác
Những bệnh lý có liên quan tới tử cung, buồng trứng có thể dẫn tới việc chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Đặc biệt, một số bệnh có khả năng gây rối loạn kinh nguyệt kèm theo đau bụng dưới như: U xơ tử cung, u nang tại buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng,… Kèm theo đó, tình trạng có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn với những triệu chứng như thiếu máu, da xanh tái, mất ngủ, chóng mặt, sụt cân,…
Tình trạng đau bụng dưới kinh nguyệt không đều có thể xuất phát do một số bệnh lý
– Một số tác dụng của thuốc
Những trường hợp kinh nguyệt rối loạn, đau bụng dưới khó chịu còn có thể xảy ra khi chị em sử dụng một số loại thuốc và gặp tác dụng phụ. Cụ thể, các loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc điều chỉnh nội tiết, thuốc an thần,… sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động hệ nội tiết, các tuyến yên, tuyến giáp,… làm ảnh hưởng tới vòng kinh.
– Thay đổi và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học hơn
Khi chị em thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống không khoa học, việc bị rối loạn kinh nguyệt là hoàn toàn dễ hiểu. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể cũng chịu tác động và thay đổi, dẫn đến việc tái tạo và bong lớp niêm mạc không ổn định. Tử cung vào mỗi thời gian hành kinh sẽ chịu tác động lớn hơn, từ đó dẫn đến đau bụng dưới khi kinh nguyệt không đều.
3. Chị em nên làm gì để cải thiện đau bụng dưới kinh khi nguyệt không đều?
Kinh nguyệt không đều, đặc biệt là tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo đau bụng dưới thường xuyên có thể là dấu hiệu báo động các bệnh lý nghiêm trọng. Bởi vậy, chị em nên thực hiện các phương án sau để sớm giải quyết được vấn đề của bản thân:
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng. Bạn có thể tập yoga, đi bộ, chạy bộ hoặc các hoạt động khác.
– Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu đau bụng kinh của bạn quá nặng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen.
– Áp dụng nhiệt: Sử dụng túi nhiệt hoặc chai nước nóng để áp lên vùng bụng có đau có thể giúp giảm đau, tử cung co bóp dễ dàng hơn.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.
– Điều chỉnh lối sống: Tránh stress, hút thuốc và uống rượu, ngủ đủ giấc và giảm sử dụng cafein cũng là cách để giảm thiểu các triệu chứng của kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.
Lưu ý rằng nếu các triệu chứng của bạn tiếp tục kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Chị em nên thực hiện thăm khám để sớm giải quyết được vấn đề của bản thân
Tình trạng đau bụng dưới kinh nguyệt không đều có thể được chẩn đoán theo nhiều phương pháp khác nhau. Nếu tình trạng này là biểu hiện của những bệnh lý phức tạp thì cần phải được tiến hành điều trị sớm. Chị em cũng nên chú ý tới việc lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, sát sao để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.