Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Gợi ý địa chỉ xử lý dứt điểm

Kinh nguyệt không đều là “nỗi khổ không nói thành lời” mà nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, kinh nguyệt không đều còn đe dọa tới khả năng làm mẹ của phái đẹp. Vậy, khi gặp tình trạng kinh nguyệt không đều phải làm sao?

1. Kinh nguyệt không đều – vấn đề của nhiều phụ nữ hiện đại

1.1. Khái quát về kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều được hiểu là khi chu kỳ kinh của người phụ nữ không kéo dài trong khoảng từ 28 tới 32 ngày như bình thường mà có thể ngắn hoặc dài hơn. Với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường sẽ kèm theo một số vấn đề về thời gian hành kinh (ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày), lượng máu kinh đào thải trong chu kỳ (ít hơn 50ml hoặc nhiều hơn 80ml/chu kỳ).

1.2. Biểu hiện bất thường khi kinh nguyệt không đều

Những biểu hiện của người bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều gồm:

– Rong kinh: Kinh nguyệt ra nhiều trong thời gian hành kinh hoặc ra ít nhưng kéo dài nhiều ngày.

– Cường kinh: Máu kinh ra nhiều hơn bình thường, đồng thời số ngày hành kinh cũng nhiều hơn, khiến chị em bị mất máu, thiếu máu trầm trọng.

– Vô kinh: Sau tuổi dậy thì, một số bạn nữ vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc một số trường hợp chị em đã có kinh nhưng rồi lại bị mất kinh (kinh không xuất hiện trong 6 tháng liên tiếp). Đó được gọi là vô kinh.

– Thống kinh: Đây là tình trạng đau bụng kinh khi tới ngày hành kinh, thường đi cùng với các vấn đề như rong kinh, cường kinh, chu kỳ kinh không đều.

Kinh nguyệt không đều thể hiện qua nhiều vấn đề khác nhau mà chị em cần phải chú ý

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều cũng được thể hiện qua trạng thái của máu kinh. Máu kinh ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể vón cục, có màu nâu đen.

1.3. Rối loạn kinh nguyệt do đâu?

Kinh nguyệt không đều có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc điều trị, khắc phục tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa đã chia các nguyên nhân thành hai nhóm chính:

– Nguyên nhân do sinh lý: Những vấn đề như sự thay đổi của hệ nội tiết ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh và sau sinh, chế độ ăn uống, cân nặng tăng giảm đột ngột, stress, mệt mỏi kéo dài,… đều là những lý do có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều.

– Nguyên nhân do bệnh lý: Một số bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng tới chức năng tử cung, buồng trứng như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, u tuyến yên, buồng trứng đa nang, u buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,… có thể khiến kinh nguyệt của chị em không theo đúng chu kỳ.

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân do bệnh lý thường ảnh hưởng nhiều hơn, đáng ngại và khó xử lý hơn những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố sinh lý, mang tính tạm thời. Cũng dựa theo những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên phù hợp, phương án khắc phục hiệu quả để điều chỉnh, cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt cho chị em.

2. Kinh nguyệt rối loạn, không đều ảnh hưởng như thế nào?

Kinh nguyệt rối loạn, không đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe và sinh hoạt, tâm sinh lý của chị em phụ nữ.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ nội tiết của chị em phụ nữ.

– Gây thiếu máu, thiếu sắt, khiến sức khỏe tụt dốc nghiêm trọng.

– Thiếu máu do rối loạn kinh nguyệt còn dẫn tới suy giảm trí nhớ, bệnh về huyết áp, tim mạch.

– Nguy cơ phát triển những bệnh phụ khoa do kinh nguyệt kéo dài, gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

– Có thể khiến người phụ nữ phải đối mặt với tình trạng vô sinh – hiếm muộn do chu kỳ kinh không ổn định, chu kỳ rụng trứng không chính xác, máu kinh ra nhiều cản trở quá trình thụ tinh,…

3. Kinh nguyệt không đều, chị em phải làm sao?

Kinh nguyệt không đều cần được xử lý, khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của chị em về lâu dài. Như đã chia sẻ, dựa vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, chị em có thể được bác sĩ chỉ định điều trị như sau.

3.1. Khắc phục kinh nguyệt không đều phải làm sao? Rối loạn chu kỳ kinh do sinh lý

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều xuất phát từ những vấn đề sinh lý, do sự thay đổi tạm thời của hệ nội tiết, chị em có thể khắc phục bằng cách:

– Giữ cân bằng cảm xúc, không để tinh thần bị mệt mỏi, stress hay căng thẳng quá độ.

– Luôn chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các chất, vitamin có lợi cho quá trình sản sinh tế bào máu, nâng cao sức bền như sắt, magie, kẽm, vitamin A, C, các vitamin nhóm B,…

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Chú ý về chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng là cách khắc phục mà chị em có thể chủ động thực hiện

– Cân nhắc kỹ và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc hay liệu pháp hormone tổng hợp.

– Sinh hoạt có giờ giấc, điều độ, ngủ nghỉ đủ để cơ thể có thời gian phục hồi, tự chữa lành, ổn định trở lại.

– Tập luyện nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ chức năng của tử cung, hỗ trợ hệ nội tiết sản sinh và cân đối hormone estrogen, progesterone.

– Uống đủ nước, đặc biệt với những trường hợp kinh nguyệt không đều kèm theo máu kinh vón cục.

– Hạn chế dùng chất kích thích, sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… để tránh tác động tới quá trình sản sinh và cân bằng nội tiết tố nữ.

– Luôn kiểm soát tốt cân nặng, có kế hoạch tăng, giảm cân từ từ theo từng giai đoạn để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp.

3.2. Kinh nguyệt không đều phải làm sao để chấm dứt? Loại bỏ kinh nguyệt không đều do bệnh lý

Nếu nguyên nhân kinh nguyệt không đều xuất phát từ bệnh lý, chị em cần nhanh chóng thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa cùng bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ, chính xác về bệnh, từ đó có chỉ định điều trị sớm và phù hợp.

– Dùng thuốc: Sử dụng thuốc là phương án hợp lý với một số trường hợp bệnh lý không quá phức tạp, nguy hiểm. Thuốc có thể kiểm soát được sự phát triển của các khối u, khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, trong đó có tình trạng kinh nguyệt không đều. Một số bệnh lý có thể khắc phục bằng thuốc gồm có: Suy giáp, buồng trứng đa nang (nang ít), u xơ tử cung kích thước nhỏ, viêm cổ tử cung,…

– Dùng biện pháp điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa bao gồm các biện pháp như mổ mở, mổ nội soi để  loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Một số bệnh lý cần sử dụng phương pháp điều trị này gồm: U xơ tử cung lớn, polyp tử cung, u nang buồng trứng,…

Đối với tình trạng kinh nguyệt không đều do bệnh lý, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa sau khi đã thăm khám cẩn thận

Đối với tình trạng kinh nguyệt không đều, rối loạn chu kỳ kinh, chị em không nên chủ quan và cần sớm tìm đến những địa chỉ uy tín để thực hiện khám, đánh giá chính xác nguyên nhân, có hướng điều trị dứt điểm.

Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, chị em sẽ được thăm khám, chẩn đoán tình trạng sức khỏe phụ khoa, bao gồm các vấn đề về kinh nguyệt với hệ thống máy móc hiện đại cùng một số công nghệ nổi trội, tân tiến như siêu âm phần phụ, siêu âm đầu dò, chụp MRI, CT đánh giá, kiểm tra tử cung và phần phụ hai bên.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn vững, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn luôn nhiệt tình hỗ trợ, đánh giá bệnh chính xác và đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Phòng khám khép kín, vệ sinh, thiết bị khám đảm bảo an toàn sẽ khiến chị em có thể yên tâm hơn trong quá trình tìm ra nguyên nhân bệnh.

Quý khách có thể an tâm khám tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI gồm:

– Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI: tại 286 – 294 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội.

– Phòng khám ĐKQT Thu Cúc TCI Trần Duy Hưng: tại 216 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội.

– Phòng khám Đa khoa Thu Cúc TCI Đại Từ: tại 32 Đại Từ – Hoàng Mai – Hà Nội.

Sau những chia sẻ của chúng tôi, chắc hẳn chị em đã biết thêm một số phương án điều trị, khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, giải đáp thắc mắc: “Kinh nguyệt không đều phải làm sao?” Hy vọng gợi ý của chúng tôi sẽ giúp chị em sớm xử lý được vấn đề của bản thân, bảo vệ sức khỏe phụ khoa và tự tin làm chủ cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *