Nguyên nhân bệnh sỏi niệu quản là gì?

Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 81,3 – 300/100.000 nam giới và 29,5 – 100/100.000 nữ giới (tuỳ theo từng nghiên cứu) với xu hướng ngày càng gia tăng. Trong sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản thường gặp đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận, chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân đến khám bệnh về sỏi tiết niệu, với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân bệnh sỏi niệu quản là gì?

Nguyên nhân sỏi niệu quản là gì?

Các nguyên nhân sỏi niệu quản bao gồm:

– Sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp

– Hậu quả của các bệnh lý khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp,lao, giang mai

– Tổn thương niệu quản do các thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.

– Dị dạng niệu quản bẩm sinh: một số dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.

Hình ảnh mô tả sỏi nội quản

– Tăng canxi máu: canxi máu tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng

– U ở tuyến cận giáp làm rối loạn chuyển hóa canxi hoặc có thể do viêm nhiễm mãn tính…

– Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao.

– Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm, khi đó nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh thành sỏi niệu quản.

– Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn men chuyển hóa ở gan do di truyền cũng thường thấy tăng oxalat niệu và dễ có sỏi oxalate.

– Chế độ ăn uống: thói quen uống ít nước cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu, bổ sung dư thừa vitamin C…

Triệu chứng sỏi niệu quản

– Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản, gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.

– Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện: Đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.

Triệu chứng của sỏi niệu quản có thể gặp : đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu..

– Đái máu có thể đái máu vi thể phát hiện qua soi hay đái máu đại thể có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.

– Đái ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán.

– Đái ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm các triệu chứng: Sốt, đái buốt, đái rắt.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản có thể tiến triển nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng như:

– Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ra ứ nước tại thận, giãn đài bể thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

– Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao rét run, hố thắt lưng căng đau.

– Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.

– Suy thận mạn: Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.

Biện pháp giúp phòng tránh bệnh sỏi niệu quản

– Uống đủ nước, uống khoảng 2 -3 lít nước/ngày, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao

– Chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn quá nhiều canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn… Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát, bệnh nhân đã phẫu thuật phải chú ý chế độ ăn;

Uống đủ 2-3 lít nước mối ngày là biện pháp đầu tiên giúp phòng tránh bệnh sỏi niệu quản

– Tuyệt đối không nén nhịn khi buồn đi tiểu. Trường hợp có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu dắt nên dùng sớm các loại lợi tiểu như râu ngô, mã đề…).

– Người dân sống ở vùng núi, đá vôi nên đun sôi nước trước khi sử dụng. Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

– Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh sỏi niệu quản như thế nào?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những đơn vị TOP đầu trong điều trị sỏi niệu quản bằng các phương pháp tán sỏi hiện đại bậc nhất hiện nay như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…

Với việc áp dụng những phương pháp điều trị sỏi niệu quản tiên tiến này, Thu Cúc đã giúp hàng nghìn bệnh nhân “thoát sỏi” phương pháp mổ hở nguy hiểm, hạn chế xâm lấn, không gây đau đớn, hiệu quả điều trị cao, thời gian phục hồi nhanh chóng, không cần nằm viện dài ngày.

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại Thu Cúc.

Bác Nguyễn Văn Minh (61 tuổi, Hải Phòng): “Tôi bị sỏi niệu quản gần 1 năm nay. Sau khi đến thăm khám tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc và được Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên – Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc trực tiếp tư vấn và tiến hành điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tôi đã hoàn toàn thoát khỏi bệnh sỏi niệu quản và những ám ảnh của bệnh tật trước đây”.

Ngoài những ưu điểm nổi bật như: Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm; hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; quy trình phục vụ người bệnh uy tín, chuyên nghiệp,…Thu Cúc còn áp dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến và thông tuyến theo quy định của nhà nước. Đặc biệt, Thu Cúc có liên kết với hầu hết các hãng bảo hiểm bảo lãnh trên thị trường hiện nay. Với những chính sách này sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm hơn điều trị tại đây.

Để tìm hiểu về phương pháp tán sỏi niệu quản hay cần tư vấn đặt lịch khám mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *