Khí hư có màu nâu là hiện tượng khiến chị em lo lắng, băn khoăn. Nguyên nhân và cách khắc phục khí hư màu nâu sẽ được chúng tôi giới thiệu qua thông tin sau đây.
Khí hư màu nâu là hiện tượng khiến chị em lo lắng, băn khoăn.
1. Khí hư màu nâu ở âm đạo là gì?
Khí hư đóng vai trò quan trọng đối với chị em phụ nữ. Nó được coi là “thước đo” đánh giá sức khỏe sinh sản của phái đẹp bởi màu sắc, mùi, tính chất của khí hư có thể cho thấy tình trạng sức khỏe “vùng kín” ra sao. Thông thường thì khí hư có 2 màu đặc trưng là màu trắng hoặc hơi ngả vàng, không mùi và hơi dính hoặc ít mùi hơi hăng và thường tiết ra nhiều hơn so với bình thường trước thời điểm rụng trứng.
Khí hư màu nâu là tình trạng khí hư chuyển màu nâu bất thường. Những triệu chứng đi kèm khí hư màu nâu một số chị em thường gặp phải bao gồm:
– Khí hư có màu cà phê hoặc sẫm hơn một chút
– Khí hư màu nâu nhầy hoặc lợn cợn, dính hơn bình thường
– Khí hư ra kèm theo chút máu
– Khí hư không có mùi hoặc kèm theo cùng mùi hôi khó chịu.
2. Nguyên nhân khí hư có màu nâu
Khí hư màu nâu có thể do hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý.
Khí hư màu nâu sinh lý:
– Khí hư màu nâu trước và sau kỳ kinh nguyệt một vài ngày, là hiện tượng do niêm mạc tử cung bong ra sớm (nếu xuất hiện trước kỳ kinh) hoặc là còn sót lại , hòa lẫn với khí hư, và hình thành (nếu xuất hiện sau kỳ kinh).
– Do quan hệ tình dục thô bạo, gây chảy máu, và hình thành khí hư màu nâu.
– Do sự rối loạn nội tiết tố cơ thể, gây ra bởi những yếu tố như căng thẳng quá mức, dinh dưỡng không hợp lý, chế độ sinh hoạt không khoa học…
– Máu báo mang thai: Lượng máu báo ít, lẫn với khí hư hình thành khí hư màu nâu.
Khí hư màu nâu – dấu hiệu của bệnh lý:
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thì khí hư màu nâu có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như:
– Viêm âm đạo: Đây là một nguyên nhân gây khí hư màu nâu. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, người bệnh bị viêm âm đạo có những biểu hiện khác biệt, khí hư bất thường chẳng hạn khí hư màu nâu kéo dài.
Viêm âm đạo là một nguyên nhân gây khí hư màu nâu.
– Viêm loét cổ tử cung: Viêm loét cổ tử cung là hiện tượng viêm nhiễm kéo theo những viêm loét, tổn thương tại cổ tử cung. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng sức khỏe, khả năng sinh sản. Bệnh ở giai đoạn nặng, có biểu hiện như khí hư tiết nhiều, đặc như mủ, mùi hôi, khí hư lẫn máu, chuyển sang màu nâu do viêm loét.
– Viêm nội mạc tử cung: Đây là tình trạng viêm nhiễm diễn ra tại phần nội mạc nông của tử cung do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng tại cơ quan sinh dục dưới ngược dòng lan lên trên. Biểu hiện của bệnh, chị em sẽ thấy kinh nguyệt thất thường, thường xuyên bị chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh, khí hư nhiều, có thể lẫn máu tạo thành khí hư màu nâu.
– Ung thư cổ tử cung: Những dấu hiệu điển hình của bệnh là khí hư nhiều, có màu nâu, mùi hôi khó chịu…
3. Khắc phục khí hư màu nâu thế nào?
– Khí hư màu nâu do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế cần đi khám để được bác sĩ xác định cụ thể và từ đó sẽ đưa ra cho bạn phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
Khí hư màu nâu do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế cần đi khám tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
– Trong sinh hoạt cần chú ý:
+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh nguy cơ tăng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa; không lạm dụng các hóa chất vệ sinh vùng kín, vì có thể khiến cho viêm nhiễm nặng nề hơn. Tránh lau giấy vệ sinh từ sau ra trước vì sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn xâm nhập gây viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục. Trong kỳ nguyệt san nên thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 3-4 tiếng/ lần.
+ Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh phụ khoa.
+ Hạn chế dùng các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá…
+ Không sử dụng các thưc phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt…
+ Mặc quần lót có chất liệu cotton, mềm, để giữ vùng kín thông thoáng.
Thông tin về khí hư có màu nâu mà chúng tôi cung cấp hi vọng rằng đã mang đến cho bạn đọc những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.