Lý do bị mất ngủ khá đa dạng. Người bệnh cần tìm rõ nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
1. Tình trạng mất ngủ là gì?
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ngủ đủ giấc, ngon giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc, học tập. Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm các dạng như khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, ngủ không sâu, thức dậy sớm, khó ngủ lại và mệt mỏi sau khi thức dậy.
Lý do bị mất ngủ khá đa dạng. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng công việc và cuộc sống.
-
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm các dạng như khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, ngủ không sâu…
2. Các loại mất ngủ phổ biến nhất
Có nhiều loại mất ngủ khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến là:
2.1. Mất ngủ về đêm
Người bệnh mất ngủ về đêm có các triệu chứng điển hình gồm: khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, giấc ngủ không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc.
2.2. Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ nếu không được điều trị sớm sẽ kéo dài và trở thành mất ngủ kinh niên, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chứng mất ngủ kéo dài khó điều trị, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
2.3. Mất ngủ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường bị mất ngủ do nhiều nguyên nhân như: Đau ở vết thương (vết mổ hay vết khâu tầng sinh môn), do thường xuyên thức khuya chăm con dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm sau sinh…
2.4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ gồm tình trạng mất ngủ hay ngủ rũ ban ngày, ngủ quá nhiều nhưng không cảm thấy đủ, rối loạn nhịp ngủ – thức. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ do cử động chi có chu kỳ hoặc ngủ rũ, hội chứng chân không yên, ngưng thở hoặc ngáy lúc ngủ, mộng du, nghiến răng…
3. Mất ngủ nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
– Bệnh dị ứng
– Bệnh viêm khớp
– Bệnh tim
– Các vấn đề tuyến giáp
– Bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản
– Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này sẽ xảy ra sự thay đổi nội tiết tố khiến phụ nữ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
– Bệnh tâm thần
– Bệnh liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, mộng du, chứng hoảng sợ trong khi ngủ…
4. Lý do bị mất ngủ là gì?
4.1. Mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng mất ngủ. Trong đó có: Bệnh dị ứng, bệnh viêm khớp, bệnh về tim, các bệnh về tuyến giáp, trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng thay đổi nội tiết tố.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trở thành mạn tính có thể là một triệu chứng của các bệnh lý về tâm thần như: sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, trầm cảm, stress do ảnh hưởng bởi chấn thương, nghiện rượu hoặc các loại chất gây nghiện.
Ngoài ra mất ngủ còn có thể do một số chứng bệnh khác như: mộng du, ngưng thở khi ngủ, hoảng sợ trong giấc ngủ …
4.2. Mất ngủ do áp lực cuộc sống
Áp lực trong cuộc sống về sức khỏe, công việc, kinh tế… dẫn tới suy nghĩ nhiều vào buổi tối khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những sự việc xảy ra trong cuộc sống như chấn thương, bệnh tật, mất việc… của chính mình hay người thân đều có thể là lý do bị mất ngủ của nhiều người.
4.2. Lý do bị mất ngủ thường gặp: Các thói quen xấu
Ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa, chỗ ngủ không thoải mái, sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… trước khi ngủ là thói quen xấu gây mất ngủ.
4.3. Lý do bị mất ngủ: Ăn tối quá no
Trước khi ngủ, bạn chỉ nên ăn uống nhẹ. Tránh việc nạp nhiều thức ăn khiến cơ thể khó chịu khi nằm. Đối với những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, axit và thức ăn đi vào thực quản sau ăn sẽ làm cơ thể tỉnh táo và dẫn đến khó ngủ.
-
Ăn quá nhiều vào buổi tuối dễ gây mệt mỏi, khó ngủ
4.4. Thay đổi nhịp sinh học
Nhịp sinh học cũng giống như một đồng hồ hoạt động có chu kỳ gồm có giấc ngủ, trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể. Khi nhịp sinh học thay đổi sẽ khiến bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ. Lệch múi giờ khi qua nước ngoài, thay đổi thời gian làm việc, ngủ nghỉ liên tục cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
4.5. Rối loạn sức khỏe tâm thần
Người mắc các chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Thức dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
4.6. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc kê theo toa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ví dụ như thuốc trầm cảm, thuốc trị hen suyễn, thuốc huyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn chẳng hạn như giảm đau, cảm lạnh, dị ứng, thuốc hỗ trợ giảm cân có chứa caffeine và một số chất kích thích gây cản trở giấc ngủ.
4.7. Bệnh lý liên quan
Một số bệnh có liên quan dẫn tới tình trạng mất ngủ như đau mãn tính, đái tháo đường, bệnh hen suyễn, bệnh tim, ung thư, bệnh Parkinson, Alzheimer… Tình trạng ngưng thở lúc ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc và khó ngủ lại.
4.8. Sử dụng chất kích thích
Thức uống có chứa caffeine như trà, bia rượu, cola… là các chất kích thích mà bạn không nên uống vào chiều muộn và buổi tối vì sẽ khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Thuốc lá có chứa Nicotine là chất kích thích gây cản trở giấc ngủ. Bia rượu có thể khiến bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng nó sẽ làm gián đoạn các giai đoạn ở sâu trong giấc ngủ và làm bạn thức giấc giữa đêm.
4.9. Tuổi tác
Người cao tuổi thường có dễ bị mất ngủ về đêm. Môi trường sống thay đổi hoặc tiếng ồn có thể đánh thức người cao tuổi. Khi tuổi càng cao, người bệnh dễ bị mệt mỏi vào ở buổi tối và thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Tuy nhiên, người già cần duy trì giấc ngủ dài hơn người trẻ tuổi.
4.10. Ít vận động thể chất
Lý do bị mất ngủ còn đến từ việc thiếu vận động thể chất. Ít vận động có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không ngon. Do vậy, nếu bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Cách chữa trị chứng mất ngủ
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh là cách cần thiết và hiệu quả nhất nếu mất ngủ kéo dài hoặc có thể do nguyên nhân bệnh lý gây ra. .
-
Thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để điều trị mất ngủ hiệu quả
Ngoài ra, có một số biện pháp phòng tránh bị mất ngủ, hỗ trợ dễ ngủ hơn, giúp làm giảm chứng mất ngủ hoặc hỗ trợ trong quá trình điều trị bao gồm:
– Thư giãn bằng cách nghe nhạc, vẽ tranh, đọc sách… trước khi ngủ.
– Tập yoga hoặc các bài vận động nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày.
– Sử dụng một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà mộc lan, trà hoa đậu biếc…
– Vệ sinh giấc ngủ khoa học bằng cách tạo không gian ngủ mát mẻ, thoải mái, nhiệt độ phù hợp, không gian yên tĩnh…
– Không sử dụng các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến mắt và tâm trạng trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
– Massage nhẹ nhàng trước lúc ngủ.
– Ngâm chân cùng nước ấm trước khi ngủ.
– Sử dụng các loại tinh dầu để giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chứng mất ngủ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.