Sỏi mật có thể gặp ở 10% đến 15% người trưởng thành và các yếu tố: nữ giới, béo phì, bệnh tiểu đường… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần biết về nguy cơ mắc sỏi mật bạn đọc nên tham khảo.
1. Những điều cần biết về nguy cơ mắc bệnh sỏi mật
1.1 Nữ giới có nguy cơ dễ mắc sỏi mật hơn nam giới
Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới vì estrogen kích thích gan loại bỏ cholesterol từ máu và chuyển nó vào mật. Tuổi càng cao thì khả năng bị bệnh càng tăng.
Trong giai đoạn mang thai làm tăng nguy cơ sỏi mật do tình trạng rối loạn nội tiết tố, do đó phụ nữ mang thai dễ có các triệu chứng của sỏi mật hơn. Trong thực tế, sỏi mật có thể biến mất sau khi sinh.
1.2 30% các trường hợp sỏi mật liên quan tới yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có thể liên quan đến 30% tổng số các trường hợp mắc sỏi mật, vì vậy, bạn sẽ tăng nguy cơ bị sỏi túi mật nếu trong gia đình có người từng bị bệnh này. Một số nghiên cứu cho rằng đột biến gen ABCG8 làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, vì nó tăng vận chuyển cholesterol từ gan đến ống dẫn mật và túi mật.
1.3 Sỏi mật gia tăng ở những người đang giảm cân “cấp tốc”
Giảm cân nhanh chóng bằng cách nhịn ăn sẽ làm dư thừa lượng cholesterol mà gan sản xuất để tiêu thụ thức ăn hàng ngày, làm tăng nguy cơ sỏi mật. Số liệu thống kê cho thấy nguy cơ mắc sỏi mật là 12% sau 8 -16 tuần áp dụng chế độ ăn hạn chế calo, tỉ lệ này tăng lên trên 30% sau khi phẫu thuật dạ dày. Đặc biệt, khả năng bị sỏi mật cao nhất ở những người giảm hơn 24% trọng lượng cơ thể hoặc 1,5kg trong vòng 1 tuần.
1.4 Nguy cơ mắc sỏi mật ở người có lối sống kém khoa học
Người ít vận động, béo phì, sử dụng chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ, mắc tiểu đường, nhịn ăn… là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc sỏi túi mật.
Béo phì làm gia tăng nguy cơ gây sỏi mật
2. Phòng ngừa bệnh sỏi mật
Theo các số liệu thống kê, có đến 10% người trưởng thành mắc bệnh sỏi mật tuy nhiên chỉ 20% trong số đó mới phát hiện bệnh trong trường hợp đã chuyển sang biến chứng và 80% còn lại là không có biểu hiện gì. Vì vậy để phòng bệnh sỏi mật ngăn không cho biến chứng chúng ta nên phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Khi bắt gặp những dấu hiệu sau đây nên đến gặp bác sĩ ngay:
– Sốt không rõ nguyên nhân.
– Đau dữ dội hay âm ỉ ở bên sườn phải, giữa bụng hoặc sau lưng.
– Buồn nôn, nôn.
– Dấu hiệu vàng da, vàng mắt.
Cần ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn mỡ, ăn chín uống sôi và thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường thể chất, hạn chế sử dụng thuốc nội tiết,… Thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol và ngăn chặn nhiễm khuẩn đường ruột nhất là do ký sinh trùng bằng vệ sinh ăn uống và tẩy giun định kỳ.
Đối với những người có yếu tố nguy cơ bị sỏi mật thì việc phòng ngừa tốt nhất là nên chủ động đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm nguy cơ.
Khám sức khỏe định kỳ là giải pháp giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ
3. Cơ chế hình thành bệnh sỏi mật
Sỏi mật được hình thành khi dịch mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại tạo thành chất rắn. Quá trình này yêu cầu các điều kiện sau đây:
– Mật bão hòa với cholesterol: Điều này có thể xảy ra khi dư thừa cholesterol với lượng muối mật bình thường. Hoặc mức cholesterol bình thường với lượng muối mật giảm.
– Quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol tăng tốc, hoặc sự chuyển đổi nhanh chóng từ thể lỏng sang tinh thể của dịch mật. Điều này xảy ra khi có thừa yếu tố tạo tinh thể sỏi hoặc không có chất ức chế tạo tinh thể sỏi mật.
– Sự giảm vận động của túi mật làm các tinh thể lưu lại trong túi mật đủ lâu để hình thành sỏi.
Sỏi mật được hình thành khi dịch mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại tạo thành chất rắn
4. Sỏi mật có nguy hiểm không?
Trong trường hợp sỏi mật nhỏ nằm trong túi mật và không gây tắc ống dẫn mật, không bị kẹt vào ruột non và theo phân đào thải ra ngoài. Để tránh sỏi phát triển kích thước lớn, bạn nên thay đổi lối sống của mình theo khuyến cáo của bác sĩ.
Trong trường hợp sỏi gây tắc nghẽn ống mật, bạn cần can thiệp y khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu không can thiệp kịp thời sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm như: Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm đường mật, viêm tụy, ung thư túi mật…
Vậy nên nhận thấy những yếu tố nguy cơ được liệt kê phía trên, mỗi người nên trang bị kiến thức cho bản thân, chủ động phòng tránh để hạn chế gặp phải các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.