Nguyên nhân ngứa vùng kín khi đèn đỏ và cách xử trí cần biết

Vùng kín của nữ giới là bộ phận vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngứa vùng kín khi đèn đỏ là triệu chứng thường gặp ở nữ giới. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách xử lý thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết này.

1. Tình trạng ngứa vùng kín khi đèn đỏ

Ngứa vùng kín khi đèn đỏ là hiện tượng mà nhiều phụ nữ có thể trải qua. Đây là tình trạng mà vùng kín của phụ nữ trở nên ngứa ngáy và không thoải mái trong thời gian họ có kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau thời gian kinh nguyệt, có thể kéo dài trong một vài ngày hoặc suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Cảm giác ngứa có thể xảy ra ở âm đạo hoặc âm hộ, môi âm hộ, mu, và cả các vùng da xung quanh khu vực này.

Ngứa vùng kín khi đèn đỏ là hiện tượng mà nhiều phụ nữ có thể trải qua

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín khi hành kinh có thể bao gồm thay đổi hormone trong cơ thể, viêm nhiễm, nhiễm trùng, tác động của căng thẳng, sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp hoặc có dị ứng với các sản phẩm khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, việc điều trị và giảm ngứa vùng kín có thể đòi hỏi các biện pháp khác nhau như sử dụng thuốc, thay đổi thói quen vệ sinh, hoặc tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ.

2. Nguyên nhân cụ thể gây ngứa vùng kín khi hành kinh?

Vùng kín nữ giới là bộ phận vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, nếu như không vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách, vùng kín rất dễ bị ngứa ngáy, gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Điều đáng lo ngại hơn, ngứa vùng kín khi đến kỳ kinh nguyệt còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa khác nhau.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín vào ngày “đèn đỏ” ở các chị em như:

– Thay đổi hormone: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trải qua sự biến đổi hormon. Sự biến đổi này có thể ảnh hưởng đến việc duy trì cân bằng vi khuẩn và pH trong vùng kín, dẫn đến tình trạng ngứa.

– Do vệ sinh vùng kín không đúng cách và sạch sẽ: Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp hoặc thực hiện vệ sinh quá sạch sẽ có thể loại bỏ vi khuẩn bình thường và dẫn đến viêm nhiễm.

Do vệ sinh vùng kín không đúng cách và sạch sẽ có thể gây ngứa vùng kín

– Do sự cân bằng vi sinh ở vùng âm đạo bị nghiêng về phía tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm (như candida), herpes, trùng roi âm đạo… gây ra âm đạo bị viêm nhiễm, ra nhiều khí hư gây ngứa.

– Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, HPV (human papillomavirus) cũng có thể gây ngứa và viêm nhiễm vùng kín.

– Căng thẳng, stress: Tình trạng tâm lý như căng thẳng và stress có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho vùng kín dễ bị viêm nhiễm và ngứa hơn.

– Do dùng các loại dung dịch vệ sinh không phù hợp, thuốc đặt, chất bôi trơn âm đạo, xà phòng, nước xả vải, sữa tắm,… có thể gây kích ứng da và tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và gây ngứa âm đạo trong thời gian hành kinh.

Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp.

3. Ngứa vùng kín vào những ngày hành kinh phải làm gì?

Ngứa vùng kín vào những ngày hành kinh là một tình trạng khá khó chịu, bạn có thể thử các biện pháp sau để giảm ngứa và tạo sự thoải mái:

– Khi bị ngứa vùng kín chị em không nên gãi bởi da ở vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Gãi dễ làm loét, tổn thương và gây cảm giác đau rát tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến bệnh trở nên nặng hơn.

– Nên giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng nhất có thể. Đây là biện pháp tốt nhất để giữ vùng kín của chị em phụ nữ được khỏe mạnh, hạn chế ngứa ngáy khó chịu.

– Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh vùng kín.

– Vào những ngày đèn đỏ bạn cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 – 6 tiếng/lần bởi máu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Nếu việc thay đổi các thói quen hằng ngày mà không khỏi ngứa vùng kín hoặc ngứa kéo dài kèm theo những biểu hiện khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu thì chị em cần đi khám phụ khoa. Việc làm này giúp dễ dàng phát hiện nguyên nhân, loại bỏ nhanh và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe sinh sản của nữ giới sau này. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn cách điều trị phù hợp.

4. Điều trị ngứa vùng kín vào ngày đèn đỏ thế nào?

Nguyên tắc quan trọng khi điều trị ngứa vùng kín là xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng ngứa và thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc rửa, hoặc các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Chị em nên đi khám để được xác đinh nguyên nhân và điều trị

– Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thuốc uống và thuốc bôi để tăng cường hiệu quả điều trị, đặc biệt khi ngứa vùng kín liên quan đến nấm hoặc vi khuẩn.

– Nếu ngứa vùng kín liên quan đến bệnh tình dục hoặc bệnh xã hội, bạn có thể được điều điều trị bằng phương pháp đót laser. Bên cạnh đó, bạn cần chú trọng đến việc tư vấn và kiểm tra sức khỏe tổng thể, cũng như xem xét các biện pháp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm trong tương lai.

– Trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả của liệu pháp và ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, việc chú trọng chăm sóc vùng kín, bao gồm vệ sinh đúng cách và tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng trong và sau giai đoạn điều trị cũng rất quan trọng để góp phần điều trị nhanh chóng và tránh tái phát..

– Sau điều trị, bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi hiệu quả điều trị và có thể yêu cầu bạn thực hiện các kiểm tra định kỳ để đảm bảo tình trạng đã được kiểm soát và không tái phát.

Để điều trị tình trạng ngứa vùng kín trong thời gian kinh nguyệt, bạn có thể liên hệ tới Thu Cúc TCI để được thăm khám và tư vấn điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *