Tư vấn chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B

Viêm gan B là bệnh gan do nhiễm virus. Mặc dù không có chế độ ăn cụ thể cho người mắc bệnh viêm gan B nhưng thực hiện theo một số hướng dẫn sau có thể góp phần ngăn chặn tiến triển của bệnh và tạo ra các tế bào gan mới khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp hình thành các tế bào gan mới đã bị hư hỏng do virus viêm gan B và ngăn ngừa suy dinh dưỡng thường xảy ra với các bệnh nhân mắc bệnh về gan mạn tính

Tìm hiểu về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) và có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến suy gan, ung thư gan, xơ gan và các bệnh về thận. Mayo Clinic cho biết triệu chứng của bệnh viêm gan B bao gồm bụng và đau khớp, nước tiểu sẫm màu, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, mệt mỏi và vàng da. Virus viêm gan B lây truyền qua máu, nước bọt, tinh dịch và dịch tiết âm đạo, lây truyền từ mẹ sang con.


Chế độ ăn uống

Theo Hepatitis Foundation International (HFI) cho biết chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp hình thành các tế bào gan mới đã bị hư hỏng do virus viêm gan B và ngăn ngừa suy dinh dưỡng thường xảy ra với các bệnh nhân mắc bệnh về gan mạn tính. Người bệnh viêm gan B nên theo dõi lượng protein tiêu thụ hàng ngày vì quá nhiều protein có thể gây ra bệnh não gan, một căn bệnh đặc trưng bởi rối loạn tâm thần. Bệnh này xảy ra khi lượng protein trong gan nhiều hơn mức cần thiết, dẫn tới sự tích tụ các độc tố gây trở ngại cho chức năng não.

Người bệnh viêm gan B nên theo dõi lượng protein tiêu thụ hàng ngày vì quá nhiều protein có thể gây ra bệnh não gan, một căn bệnh đặc trưng bởi rối loạn tâm thần.

Theo dõi lượng calo trong chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm gan B rất quan trọng vì lượng calo dư thừa có thể thúc đẩy suy gan tiến triển và gây tích tụ mỡ trong gan. Ngoài ra người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ natri (muối) bởi vì hàm lượng cao có thể dẫn tới tình trạng cơ thể tích nước. Thức ăn giàu natri bao gồm các loại thực phẩm đóng hộp, thịt nguội, bánh snack và gia vị như mayonnaise và sốt cà chua.
University of Maryland Medical Center (UMMC) khuyến khích ăn các thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp ngăn chặn những thiệt hại do các gốc tự do, độc tố và giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa bao gồm thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau và ngũ cốc.


Rượu

Người bệnh viêm gan B nên nói không với rượu, bia vì các loại đồ uống có cồn này có thể tiếp tục làm hỏng gan, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sự tăng trưởng của các tế bào gan mới. Rượu cũng có thể tác động tới kết quả xét nghiệm chức năng gan.


Thuốc bổ sung

 

Người bệnh viêm gan B tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc bổ sung hoặc thảo dược nếu chưa có hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Theo nghiên cứu, các loại thuốc bổ sung có với các đặc tính chống oxy hóa có thể có lợi cho gan bao gồm vitamin C, coenzyme Q10, Acetyl-L-carnitine, N-acetyl cysteine… Ngoài ra các loại thảo mộc như đông trùng hạ thảo, cây kế sữa, rễ cam thảo và nấm Linh Chi có thể cải thiện bệnh viêm gan B. Tuy nhiên người bệnh viêm gan B tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc này nếu chưa có hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.


Bí quyết

Người bệnh viêm gan B thường hay bị buồn nôn hoặc chán ăn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra người bệnh cũng không nên chia sẻ thức ăn với những người xung quanh vì virus gây bệnh viêm gan B có thể lan truyền qua chất dịch cơ thể như nước bọt.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *