Tai biến mạch máu não là gì và dấu hiệu cảnh báo

Người bị tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Theo thống kê hàng năm của WHO, đây là bệnh gây tử vong top 10 thế giới. Vậy tai biến mạch máu não là gì và các dấu hiệu cảnh báo như thế nào?

1. Tai biến mạch máu não là gì và những điều cần biết

1.1. Tai biến mạch máu não là gì và có mấy loại?

Tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu não bao gồm động mạch, mao mạch, tĩnh mạch bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không phải do chấn thương sọ não. Hiện tượng này kéo dài khiến tế bào não chết và có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Đột quỵ não được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
– Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ): chiếm khoảng 80% tổng các ca tai biến. Tổn thương xảy ra khi động mạch bị hẹp, tắc khiến cho một vùng não sẽ không được cung cấp máu. Từ đó gây ra hậu quả não bị thiếu máu, thiếu oxy và xảy ra chết não.
– Xuất huyết não: chiếm 20% ca đột quỵ, xảy ra khi một mạch máu bị vỡ khiến máu thấm vào mô não. Từ đó gây tổn thương cho tế bào não.

Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống không khoa học, ít vận động, ăn uống thiếu lành mạnh.

1.2. Tai biến mạch máu não là gì, ai là nhóm đối tượng nguy cơ?

– Thừa cân, béo phì, cân nặng quá ngưỡng cho phép.

– Nghiện thuốc lá, thường xuyên hút thuốc kể cả thuốc lá điện tử.

– Uống rượu, bia, đồ uống có cồn thường xuyên với lượng lớn.

– Ít vận động, ngồi liên tục trong ngày, ít tập thể dục thể thao.

– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, bị rối loạn lo âu kéo dài.

– Huyết áp cao.

– Mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh tim mạch.

– Chế độ ăn uống không khoa học: ăn đồ có hàm lượng chất béo cao, chế biến nhiều dầu mỡ.

– Con người khi bước qua tuổi trung niên cũng có nguy cơ bị đột quỵ não cao hơn.

– Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ cũng là yếu tố nguy cơ.

Ăn uống không lành mạnh là con đường dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tai biến mạch máu não

2. Các dấu hiệu cảnh báo tai biến cần biết

2.1. Dấu hiệu của đột quỵ não

– Tự nhiên đau đầu dữ dội, không rõ nguyên nhân.

– Mặt bị méo một phần, có nét buồn rầu: lượng máu, lượng oxy cung cấp đến não bị giảm khiến dây thần kinh bị tổn thương và có những tác động đến cơ mặt. Vì thế, người bệnh có thể bị méo miệng, liệt một phần mặt, có nét buồn.

– Giảm khả năng cử động của cánh tay: khi bị tai biến người bệnh sẽ thấy một bên tay buông thõng, mất cảm giác, không thể cử động được như trước.

– Thị lực suy giảm: khi không được cung cấp đủ oxy thì hoạt động của thùy não bộ cũng bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến suy giảm thị lực, nhìn mờ, mắt nhòe đi và có thể bị ù tai.

– Nói lắp, nói không tròn chữ: người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện và không thể kiểm soát lời nói.

– Hoa mắt chóng mặt: đây là dấu hiệu cảnh báo đang bị thiếu máu não.

– Đi lại khó khăn, di chuyển chậm: do lượng máu lên não giảm đi nhanh chóng, người bệnh không thể di chuyển bình thường như trước.

– Nấc cụt: hành động này tưởng chừng như bình thường nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng tai biến.

– Cảm thấy khó thở, đánh trống ngực, tim đập nhanh hơn bình thường.

– Khi hôn mê, bệnh nhân tai biến mạch máu não có biểu hiện mặt tái nhợt, khó nuốt, mất phản xạ đồng tử mắt và cả giác mạc.

Tùy vào vùng não bị tổn thương mà có triệu chứng khác nhau. Điều cần lưu ý là tất cả dấu hiệu trên đều diễn ra rất nhanh, đôi khi chỉ thoáng qua. Do đó cần phải xử lý kịp thời.

2.2. Khi phát hiện dấu hiệu tai biến cần làm gì?

Thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ não được tính bằng giây, bằng phút nên yêu cầu đầu tiên là cần sự nhanh chóng.

Một số lưu ý trong sơ cứu đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não là:

– Hô hoán, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

– Quan sát kỹ tình trạng, biểu hiện của bệnh nhân để khai báo với nhân viên y tế. Những thông tin này rất có ích với bác sĩ điều trị.

– Để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và kê gối cao từ 30 đến 45 độ.

– Nới lỏng quần áo, cởi bỏ thắt lưng, phụ kiện.

– Để đầu bệnh nhân sang một bên, tránh để đờm dãi chảy vào mũi hoặc phổi khi bị nôn.

– Để một chiếc đũa giữa hai hàm răng để tránh cắn vào lưỡi trong quá trình co giật.

– Không cho ăn, uống bất kì loại thực phẩm nào nếu không được sự cho phép của nhân viên y tế.

3. Cách phòng tránh tai biến mạch máu não và các lưu ý trong điều trị bệnh

3.1. Tai biến mạch máu não có thể phòng ngừa không?

Mặc dù đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm nhưng tất cả mọi người có thể phòng ngừa để giảm được nguy cơ bệnh.

– Xây dựng và nghiêm túc tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống và tập luyện khoa học. Chế độ ăn uống đủ chất, nguồn thực phẩm an toàn, giữ cân nặng ở mức lý tưởng là điều cần làm. Không  nên ăn đồ chế biến nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hay đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó xây dựng thói quen tập luyện ít nhất 30p mỗi ngày.

– Hạn chế tối đa uống bia rượu, hạn chế sử dụng thuốc lá và chất kích thích.

– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: cân bằng cảm xúc để tránh để cơ thể bị căng thẳng, lo âu trong thời gian dài.

– Ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi cho não bộ, cơ thể. Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị quá sức.

– Kiểm soát tốt bệnh lý: những người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch … nên điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả vì đây là những nguyên nhân nguy cơ gây đột quỵ não. Người bệnh cần uống thuốc theo đơn, tuân thủ lời khuyên từ bác sĩ và tái khám định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám để có biện pháp xử lý.

Tập luyện thường xuyên sẽ xây dựng sức đề kháng tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý

3.2. Những lưu ý cho người nhà bệnh nhân đột quỵ não

Bệnh tai biến mạch máu não rất nguy hiểm vì thế trong quá trình chăm sóc người nhà cần lưu ý một số điều như sau:

– Không tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió. Tất cả phương pháp điều trị cần được tham vấn ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn. Ứng dụng sai cách có thể khiến bệnh nặng hơn, giảm đi khả năng điều trị.

– Không cho bệnh nhân ăn uống để đề tránh nôn trào ngược. Khi hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ nguy hiểm.

– Không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp và các thuốc khác mà không có đơn từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “tai biến mạch máu não là gì” và các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trong việc nâng cao kiến thức để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *