Thiếu máu não dấu hiệu nhận biết thường là những cơn đau đầu, choáng váng đột ngột. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 thế giới.
1. Sơ lược về thiếu máu não
Não bộ con người chỉ chiếm 2% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, để có thể duy trì hoạt động bình thường nó đòi hỏi được cung cấp 25% oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu. Do đó, khi quá trình cung cấp máu bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu não và khiến chức năng của não bị ảnh hưởng.
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu tới não bị giảm, kéo theo oxy và dưỡng chất cung cấp cho não cũng giảm, các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương.
2. Thiếu máu não dấu hiệu phát bệnh là gì?
2.1. Thiếu máu não dấu hiệu là hoa mắt chóng mặt
Thiếu máu não dấu hiệu dễ nhận biết là cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Nếu triệu chứng này xuất hiện một cách bất ngờ trong tình trạng cơ thể hoàn toàn bình thường, đây có thể là do bệnh lý thiếu máu lên não gây ra.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ù tai ngay trong không gian yên tĩnh, khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ù tai xảy ra khi bạn đang mệt, ốm hoặc sốt thì đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.
-
Thiếu máu não dấu hiệu dễ nhận biết là cảm giác hoa mắt, chóng mặt
2.2. Thiếu máu não dấu hiệu là đau đầu
Đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có thiếu máu não. Hiện tượng này thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở vùng đầu cố định, sau đó lan ra khắp đầu. Ngoài ra, cảm giác nặng đầu xuất hiện khi người bệnh mới ngủ dậy hoặc di chuyển cũng là một dấu hiệu thiếu máu não.
2.3. Thiếu máu não dấu hiệu là tê mỏi chân tay
Bệnh nhân thiếu máu não đôi khi sẽ có cảm giác như kiến bò râm ran dưới da và tê bì các đầu ngón tay, chân. Ngoài ra, các hoạt động vận động thường ngày cũng có thể bị ảnh hưởng do tình trạng đau mỏi vai gáy.
Nguy hiểm hơn, tình trạng thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến những triệu chứng như khó khăn khi nói, cứng hàm, cứng môi, thậm chí tê liệt mặt.
2.4. Thiếu máu não dấu hiệu là mất ngủ
Tình trạng tuần hoàn máu lên não chậm hoặc tắc nghẽn có thể cảnh báo những vấn đề về giấc ngủ như: mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
Không chỉ vậy, nếu não không được cấp máu kịp thời còn có thể gây rối loạn về tâm lý, mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ. Nghiêm trọng nhất là chứng trầm cảm nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.5. Thiếu máu não dấu hiệu là suy giảm thị lực
Các dây thần kinh trong não thường có cấu trúc tương đối phức tạp. Tình trạng thiếu máu lên não khiến não thiếu oxy, làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt. Cụ thể, người bệnh thiếu máu não có thể bị mờ một bên mắt hoặc cả hai bên.
2.6. Thiếu máu não dấu hiệu là đau dọc sống lưng
Những bệnh nhân mắc chứng thiếu máu não dấu hiệu nhận biết có thể là cảm giác lạnh sống lưng, đau dọc sống lưng hoặc đau dọc vai gáy.
3. Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu não?
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu máu não bao gồm:
3.1. Do huyết khối
Đây là tình trạng cục máu đông hình thành ở các nhóm động mạch lớn như động mạch não giữa, động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống… Hiện tượng xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này.
-
Xơ vữa động mạch gây ra các cục máu đông làm tắc nghẽn dòng chảy của máu
3.2. Do thuyên tắc
Các cục máu động hình thành từ vị trí khác di chuyển đến não sẽ gây tắc mạch. Thuyên tắc có nguồn gốc từ các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, rung nhĩ, bệnh van tim…
3.3. Do huyết động
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu cũng có thể gây ra thiếu máu não như: rối loạn đông máu, hạ huyết áp…
3.4. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân từ bệnh lý, thiếu máu lên não cũng có thể xuất phát từ thói quen sống không lành mạnh của người bệnh:
– Sử dụng thường xuyên thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
– Ít vận động thể chất.
– Ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo, ít bổ sung chất xơ.
– Gối đầu quá cao khi ngủ khiến máu khó vận chuyển lên não.
– Do tính chất công việc ngồi nhiều, làm việc trên máy tính thời gian dài.
4. Thiếu máu não là bệnh nguy hiểm như thế nào?
Theo WHO, thiếu máu não là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Não bộ cần hấp thụ 20% dưỡng khí từ cơ thể, vì vậy nếu thiếu oxy lên não người bệnh sẽ gặp nguy hiểm.
Chỉ trong 10 giây, nếu người bệnh không nhận được lượng máu cần thiết thì các mô não sẽ rơi vào rối loạn, tế bào thần kinh sẽ chết dần trong vài phút. Thiếu máu lên não không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200,000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Người bệnh may mắn sống sót sau cơn đột quỵ phải sống chung với các di chứng nghiêm trọng như: suy giảm trí nhớ, mất giọng, liệt một bên hoặc toàn thân…
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh, thiếu máu não có thể ảnh hưởng nhiều hoặc ít. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm nếu gặp các biểu hiện bệnh nêu trên, để được tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.
-
Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm nếu gặp các triệu chứng bất thường của cơ thể
5. Tìm cách phòng ngừa thiếu máu não
Bệnh thiếu máu lên não có thể được phòng ngừa, vì vậy mọi người cần tuân thủ tốt những yêu cầu sau:
– Tránh xa những tác nhân tiêu cực có thể gây căng thẳng, bao gồm thông tin tiêu cực, môi trường ô nhiễm…
– Không nằm gối đầu quá cao khi ngủ, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
– Hạn chế sử dụng các xa các đồ uống gây mất ngủ như: trà, cà phê…
– Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể: bổ sung thực phẩm giàu omega 3, polyphenols, nitrat… Hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, chứa chất bảo quản…
– Thường xuyên vận động, thể dục sáng hoặc tối hằng ngày. Đặc biệt, người từng mắc bệnh thiếu máu não cần duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập với cường độ vừa phải để phòng bệnh tái phát.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ xuất hiện bệnh thiếu máu não tiềm ẩn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.