Nhiều người khi có biểu hiện như trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ngủ hay mơ thấy ác mộng, mộng du khi ngủ, ngưng thở khi ngủ … thường lo lắng không biết bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Cùng tìm hiểu bài dưới đây của chúng tôi, để được giải đáp thắc mắc cho vấn đề này.
1. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Bệnh lý của giấc ngủ (ví dụ chứng ngưng thở khi ngủ).
Do bệnh lý tâm thần như bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Lạm dụng cà phê hoặc nicotin (vượt quá mức cho phép).
Chứng đau có liên quan tới bệnh Parkinson hoặc đau không liên quan gì với Parkinson.
Khó trở mình trên giường do hiện tượng mất tác dụng của các thuốc loại dopaminergic.
Rối loạn trương lực tư thế của chân, bàn chân hoặc các phần khác của cơ thể.
Hội chứng chân không yên, chứng vận động chân theo chu kỳ khi ngủ, bệnh đa dây thần kinh, hoặc các triệu chứng cảm giác khác,…
Mắc tiểu nhiều lần trong đêm.
Một số thuốc vốn được dùng trong bệnh Parkinson. Chẳng hạn như Selegiline, có thể có tính kích thích thần kinh trung ương. Nếu uống vào buổi tối thì có thể khó bắt đầu giấc ngủ. Do vậy, liều cuối cùng của Selegiline nên được uống vào đầu buổi chiều. Nếu vẫn không hết được mất ngủ, thì bác sĩ có thể phải thay bằng rasagiline, là một thuốc có tác dụng tương tự nhưng không gây mất ngủ.
Các bện lý, trong đó có bệnh cơ xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ.
2. Bằng cách nào để xác định được nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ?
Nhằm biết được chính xác nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bạn phải theo dõi sát lịch trình ngủ hàng ngày của mình. Cần phải biết xem lúc nào là lúc mình thấy buồn ngủ. Bạn có bị buồn ngủ khi đang có mặt những người khác không, hay khi ñang xem TV, trước hay sau bữa ăn trưa, khi đang lái xe hay khi đang đọc sách báo?
Cũng cần ghi chú rõ trong lịch trình ngủ hàng ngày của bạn về thời lượng và chất lượng của giấc ngủ ban đêm. Nó bao gồm thời gian bạn lên giường ngủ và thời gian tỉnh giấc buổi sáng, khoảng thời gian kéo dài để bạn có thể bắt đầu ngủ được, thời lượng của giấc ngủ mà bạn có ñược, liệu bạn có phải có gì đó thì mới ngủ được và trong đêm thì bao nhiêu lần phải thức giấc. Đặc biệt, nên ghi chú số lần bạn phải thức dậy đi tiểu. Hãy tham vấn những điều này với bác sĩ của mình bác sĩ có thể có lời khuyên hữu ích cho bạn.
3. Khi chưa cần dùng thuốc
3.1 Rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Trước hết hãy nắm rõ các nguyên tắc vệ sinh giấc ngủ
Ngủ đều đặn theo một chu kỳ
Thức dậy buổi sáng theo một giờ cố định.
Điều hòa thời lượng giấc ngủ có được trong từng đêm.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng bạn đừng nên tập muộn về ban đêm.
Ngủ ở nơi yên tĩnh. Hãy làm một cái gì đó thư giãn trước khi lên giường ngủ.
Đừng dùng cà phê và nicotin vào ban đêm. Tránh uống bất kỳ loại nước nào sau 7 giờ tối; đặc biệt đừng uống nước ngay trước khi đi ngủ, nhằm tránh phải đi vệ sinh ban đêm.
Có những yếu tố khác nữa, có thể giúp cho bạn có giấc ngủ tốt hơn. Đó là chế độ ăn lành mạnh cùng với việc giữ cho cân nặng hợp lý. Đừng đi ngủ khi đang đói hay vừa sau một bữa ăn no, mặc dù là cũng có thể nhấm nháp chút bánh snack.
Muốn cải thiện rối loạn giấc ngủ trước hết hãy nắm rõ các nguyên tắc vệ sinh giấc ngủ.
3.2 Rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Áp dụng phương thức ngủ sau đây
Mỗi ngày có thể chợp mắt một chút vào buổi trưa, nhưng không lâu quá 1 tiếng. Vì giấc ngủ trưa dài có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ tối.
Bảo đảm sao cho phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái. Hãy dùng cái giường của bạn để mà ngủ, và đừng đọc sách khi lên giường ngủ.
Nếu không thể nào buồn ngủ được, thì hãy ra khỏi giường và đọc sách trong 15-20 phút, rồi lại cố gắng ngủ trở lại.
Hãy dùng một nệm cứng và gối mềm để dễ chỉnh gối được. Bạn nên mặc sao cho thoải mái và quần áo rộng rãi.
Nằm ngủ ở phía bên phải thì tốt hơn.
Hãy cân nhắc đến chuyện ngủ riêng giường, nếu như việc ngủ chung giường với vợ hay chồng làm cho bạn khó có được giấc ngủ ngon. Hãy tăng cường các hoạt động thể lực vào ban ngày. Đừng tắm nước nóng vào ban đêm mà hãy tắm nước âm ấm.
4. Trường hợp rối loạn giấc ngủ không cải thiện
Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, nếu như các phương thức ngủ như trên không hiệu quả.
Bị mất ngủ hay bị ngủ chập chờn kèm theo thức giấc sớm có thể là do các thuốc loại dopaminergic bị mất tác dụng, và cần phải bổ sung thêm thuốc. Nếu bạn cần dùng thêm thuốc ngủ, thì hãy tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên của bác sĩ.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng thêm thuốc vào lúc đi ngủ, như loại levodopa có tác dụng kéo dài, thuốc đồng vận dopamine, zolpidem (ambien) 5-10 mg hoặc benzodiazepine loại tác dụng nhanh như triazolam 0.125- 0.5 mg. Các thuốc dopaminergic, đặc biệt là các thuốc đồng vận dopamine, đôi khi có thể gây ra những cơn ngủ bất thình lình gây nguy cơ khi lái xe, khi ấy bạn phải tham vấn bác sĩ ngay.
Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, nếu như các phương thức ngủ như trên không hiệu quả trước khi sử dụng thuốc ngủ.
5. Người bệnh Parkinson bị gây rối loạn giấc ngủ không?
Trong các bệnh nhân bị Parkinson, rất hay có rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân bị Parkinson có thể khó bắt ñầu giấc ngủ khi đã đến giờ đi ngủ (gọi là chứng mất ngủ) hoặc khi ngủ thì thức dậy nhiều lần trong đêm (giấc ngủ chập chờn) kèm theo khó ngủ trở lại. Giấc ngủ kém vào ban đêm không chỉ gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng hoạt ñộng vào ban ngày.
Mặt khác, nếu bạn bị bệnh Parkinson, thì giấc ngủ ngon lành vào ban đêm sẽ giúp bạn chống chọi với các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Một số bệnh nhân cho biết nếu họ có giấc ngủ ngon vào ban đêm, thì khi thức giấc các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ cải thiện hơn được một thời gian.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.