Bệnh động kinh cục bộ: phân loại và biểu hiện

 Tỷ lệ người mắc bệnh động kinh trên thế giới hiện nay theo ước tính chiếm khoảng 0.5 đến 0.8% dân số. Gồm hai loại là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Cùng tìm hiểu bài viết để biết về động kinh cục bộ và những biểu hiện của căn bệnh này. 

1. Phân loại bệnh động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ được phân thành hai nhóm là: động kinh cục bộ đơn giản (không gây ra rối loạn ý thức) và động kinh cục bộ phức tạp (có xảy ra rối loạn ý thức).

Ý thức chỉ là một đặc điểm quan trọng của cơn động kinh. Nhưng là một điểm quan trọng mang tính thực hành để sử dụng nó như công cụ phân loại cơn động kinh.

Với khởi phát cục bộ, một kiểu động kinh có thể bao gồm các mức độ ý thức khác nhau.

1.1 Bệnh động kinh cục bộ không gây rối loạn ý thức

Còn ý thức có nghĩa rằng một người nhận biết được bản thân họ và môi trường xung quanh khi xảy ra cơn động kinh, kể cả khi họ bất động. Cơn động kinh còn ý thức (kèm hay không kèm các phân nhóm phụ của nó) tương ứng với thuật ngữ trước đó “động kinh từng phần đơn giản”.

1.2 Bệnh động kinh cục bộ gây rối loạn ý thức

Một cơn động kinh  kèm suy giảm ý thức (kèm hay không kèm các phân nhóm phụ của nó). Tương ứng với thuật ngữ trước đó “động kinh cục bộ phức tạp”. Suy giảm ý thức trong bất kì giai đoạn nào của cơn động kinh làm nó trở thành cơn động kinh cục bộ suy giảm ý thức.

Phân loại bệnh động kinh.

2. Những cách phân loại khác

Thêm vào đó, động kinh cục bộ còn được phân nhóm nhỏ với triệu chứng vận động và không vận động và các triệu chứng tại thời điểm khởi phát.

Nếu cả triệu chứng vận động và không vận động hiện diện tại thời điểm khởi phát động kinh, triệu chứng vận động thường sẽ ưu thế, trừ khi triệu chứng không vận động (ví dụ, cảm giác) nổi trội.

Bảng phân loại cho từng cơn động kinh riêng biệt có thể dừng lại ở nhiều mức: động kinh “khởi phát cục bộ” hay “khởi phát toàn thể”, không có thêm thông tin khác, hay “cơn động kinh cục bộ cảm giác”, “cơn động kinh cục bộ vận động”, “cơn cục bộ co cứng”, hay “cơn cục bộ vận động tự động”, và tiếp tục như thế.

Các yếu tố phân loại thêm vào được khuyến khích, và việc sử dụng chúng có thể dựa trên kinh nghiệm và mục đích của người phân loại cơn động kinh. Thuật ngữ khởi phát cục bộ hay khởi phát toàn thể dành cho mục đích phân nhóm. Không thể suy luận rằng mỗi loại động kinh tồn tại trong cả 2 nhóm; cơn vắng trong phân loại khởi phát toàn thể không ngụ ý sự tồn tại của “cơn vắng cục bộ”.

3. Các loại cơn động kinh mới

Một số dạng động kinh được mô tả trước đó như các cơn động kinh toàn thể đơn thuần nay xuất hiện dưới dạng những cơn động kinh có khởi phát cục bộ, toàn thể hay không rõ khởi phát. Những nhóm này bao gồm cơn co thắt dạng động kinh, cơn co cứng, cơn co giật, cơn mất trương lực và cơn giật cơ.

Danh sách các hành vi vận động tạo thành các loại động kinh thường gặp nhất là cơn cục bộ vận động, nhưng các dạng ít gặp hơn, ví dụ: co cứng- co giật cục bộ, có thể gặp phải. Cơn cục bộ vận động tự động, cơn thần kinh thực vật, cơn ngưng hành vi, cơn nhận thức, cơn xúc cảm và cơn tăng vận động là các kiểu cơn động kinh mới.

Cục bộ thành co cứng co giật hai bên là dạng mới thay cho cơn toàn thể hóa thứ phát. Cơn động kinh với giật cơ mi mắt có thể được xếp loại một các hợp lý vào phân nhóm vận động, nhưng từ khi giật cơ mi mắt là một đặc điểm đáng chú ý của cơn vắng, cơn động kinh kèm giật cơ mi mắt được xếp vào bảng phân loại không vận động/ cơn vắng.

Cơn động kinh kèm giật cơ mi mắt hiếm khi biểu hiện là đặc điểm cục bộ. Tương tự, cơn giật cơ cơn vắng có khả năng có cả đặc điểm của cơn vắng và cơn vận động, và có thể được xếp vào một nhóm khác. Cơn co thắt là cơn động kinh có biểu hiện phân loại cục bộ, toàn thể và không rõ khởi phát và sự khác nhau giữa các nhóm có thể cần bản ghi điện não video.

Dấu hiệu bênh động kinh

4. Bệnh động kinh cục bộ khởi phát như thế nào?

4.1 Đối với cơn động kinh đơn giản

Người bệnh có thể thay đổi về thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác. Nhưng không làm mất ý thức.

Thông thường, cơn co giật sẽ xuất phát từ sự co thắt không kiểm soát của các nhóm cơ trên cơ thể. Chẳng hạn như tay, chân. Người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác như ngứa ngáy, chóng mặt.

4.2 Đối với cơn động kinh phức tạp

Người bệnh mất ý thức hoặc thay đổi ý thức. Các biểu hiện trên lâm sàng có thể diễn tả như sau: người bệnh nhìn chằm chằm, không tương tác với môi trường bên ngoài, không hiểu người xung quanh nói gì, có những hành vi lặp đi lặp lại như nhai, nuốt.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh

5.1 Chẩn đoán

Lâm sàng: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, thông qua việc thăm khám ban đầu và hỏi người bệnh.

Tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Một số bài tập kiểm tra thần kinh, kiểm tra hành vi, ý thức, khả năng vận động của cơ thể, tinh thần,.. sẽ giúp bác sĩ khách quan hơn trong việc chẩn đoán và xác định lại động kinh mà người bệnh mắc phải.

Cận lâm sàng: Xét nghiệm công thức máu, điện não đồ EEG (giúp phát hiện bất thường ở não) có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh động kinh, điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.

Việc chẩn đoán người bệnh thuộc loại động kinh nào sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Hỗ trợ chẩn đoán bệnh động kinh thông qua chụp cộng hưởng từ MRI não

5.2 Điều trị bệnh

Điều trị bằng thuốc: thuốc chống co giật (làm giảm tần suất và cường độ của cơn co giật). Kết hợp sử dụng với các loại thuốc khác. Thuốc cần tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc. Đây là phương pháp thường được ưu tiên sử dụng.

Điều trị bằng phẫu thuật: kích thích não bộ bằng cách cấy điện cực vào bên trong não.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *