Bệnh sán lá gan là bệnh bệnh hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chữa bệnh sán lá gan phải được tiến hành sớm, đúng cách và thực hiện tại các chuyên khoa gan mật uy tín.
Bệnh sán lá gan là gì?
Sán lá gan là bệnh do những con sán sống ký sinh ở trâu bò, một số loại rau rong biển,… và rau sống con người ăn hàng ngày gây ra.
virus sán lá gan
Bệnh sán lá gan có hai loại là: Sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.
Người bị bệnh sán lá gan nhỏ có dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh. Xét nghiệm sán lá gan nhỏ người ta thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ có 3 loại là: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.Bệnh sán lá gan nhỏ có chu kỳ và vòng đời sống rất dài. Do đó, phá vỡ vòng đời của sán lá gan nhỏ thường rất khó. Các bác sĩ khuyến cáo, cách tốt nhất để ngăn chặn sự lan truyền bệnh là phá vỡ ít nhất một khâu trong vòng đời sống của sán lá gan nhỏ.
Sán lá gan cần tiến hành điều trị ở các cơ sở gan mật uy tín
Bệnh sán lá gan lớn:Sán lá gan lớn ở Việt Nam do ấu trùng Fasciola gigantica phát triển thành. Fasciola gigantica là một loài giun dẹp thuộc lớp Trematoda. Những con sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.Khi đi xét nghiệm, người ta thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.
Cách chữa sán lá gan hiệu quả
Chữa bệnh sán lá gan chủ yếu là điều trị nội khoa.Người bệnh cần phải đến khám tại các chuyên khoa gan mật uy tín để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp. Việc xác định được là bệnh sán lá gan lớn hay sán lá gan nhỏ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Theo đó, bệnh sán lá gan càng được phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn.
Khi được điều trị, các triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan sẽ mất nhanh trong khoảng 1 tháng. Các triệu chứng cận lâm sàng mất chậm hơn.Số bạch cầu giảm trong khoảng 1 tháng điều trị nhưng bạch cầu ái toan phải chờ 3 – 6 tháng mới trở về bình thường.Hình ảnh ổ áp xe trên siêu âm, CLVT phải 3 – 6 tháng mới mất, thậm chí 12 tháng. Miễn dịch cũng phải 6 tháng mới giảm, thậm chí 12 tháng ELISA mới trở về âm tính.
Khi được điều trị, các triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan sẽ mất nhanh trong khoảng 1 tháng.
Chữa bệnh sán lá gan còn có thể chữa bằng điều trị ngoại khoa.Khi bệnh được phát hiện muộn, điều trị nội khoa không kịp thời và không triệt để dẫn đến ổ áp xe quá lớn có nguy cơ biến chứng cần can thiệp điều trị ngoại khoa như:
– Chọc hút mủ ổ áp xe, phối hợp với điều trị nội khoa.
– Dẫn lưu mủ ổ áp xe.Hiện nay chỉ định dẫn lưu mủ áp xe rất ít được áp dụng vì điều trị nội hoặc điều trị nội khoa kết hợp chọc hút mủ đã khỏi chữa được 99 % trường hợp.
Cách phòng chống bệnh sán lá gan
Để phòng chống bệnh sán lá gan, mọi người cần giữ vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi; Phải điều trị triệt để cho súc vật bị nhiễm sán lá gan lớn; Chẩn đoán sớm và điều trị sớm người bị nhiễm sán lá gan lớn tại các chuyên khoa gan mật uy tín.
Là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Phòng khám chuyên khoa Gan mật được đầu tư mạnh và đồng bộ về nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Hiện Phòng khám chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý về gan mật trong đó có điều trị bệnh sán lá gan.
Khám và điều trị bệnh sán lá gan tại Phòng khám chuyên khoa Gan mật của Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân được thăm khám bởi các bác sĩ giỏi là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực gan mật; được điều trị dưới sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, điều kiện cơ sở vật chất khang trang… Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Cùng với quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, sự chăm sóc ân cần, nhẹ nhàng sẽ làm hài lòng tất cả người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.