Nguyên nhân nào gây tai biến mạch máu não (đột quỵ) khi đang tập thể dục? Nhóm đối tượng có nguy cơ cao là những ai? Phải tập thể dục như thế nào để tránh đột quỵ? Và cách xử trí khi có người đột quỵ? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tập thể dục có gây tai biến mạch máu não không?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà ngày càng nhiều người trẻ cũng mắc phải. Sau nhiều trường hợp những người trẻ, trong đó có những người nổi tiếng (sao Việt) bị đột quỵ sau khi tập thể dục đã khiến nhiều người hoài nghi và đặt ra câu hỏi: Liệu tập thể dục có gây đột quỵ không?
Theo các chuyên gia, thể dục thể thao là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa đột quỵ (tai biến mạch máu não). Tuy nhiên, bạn cần tập thế nào cho đúng cách và cường độ tập phải phù hợp với từng người (vừa sức) là điều rất quan trọng.
Chẳng hạn như một người 50-60 tuổi, không thể tập với cường độ tập như một thanh niên tuổi 19 đôi mươi được. Và hơn hết là bản thân người tập cần biết mình có các yếu tố nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh lý về mạch máu như dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não) hay không và nếu có thì liệu các bệnh này có được kiểm soát tốt chưa?
2. Nguyên nhân tai biến khi tập thể dục
Tai biến mạch máu não khi tập thể dục, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh có sẵn bệnh nền mà không biết hoặc chủ quan hay trong người có sẵn yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý nền. Cộng với tuổi cao, thời tiết lạnh đột ngột càng dễ xảy ra đột quỵ.
Nhiều người khi tập thể dục do không kiểm soát được mức độ tập luyện đã dẫn tới tập quá sức. Cộng thêm cơ thể có sẵn các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, mỡ máu, hút thuốc lá, phình mạch máu não, đông máu, căng thẳng kéo dài,… trong quá trình tập luyện dễ dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu – là hai dạng của đột quỵ.
Khi tập thể dục, đặc biệt là tập gym sẽ khiến nhịp tim thay đổi nhanh hơn, đập nhanh hơn. Nếu như không kiểm soát dễ gây thiếu máu não hoặc cục máu đông, đặc biệt là ở những người có tiền sử/yếu tố nguy cơ bị cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch.
Đặc biệt ở những người cao tuổi có thói quen tập thể dục vào buổi sáng sớm. Khi cơ thể tập ở cường độ cao, cộng với nhiệt độ lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại một cách đột ngột dễ xảy ra tình trạng xuất huyết não.
Có một số người than phiền rằng, mặc dù họ biết bản thân có yếu tố nguy cơ hoặc mắc bệnh lý dễ dẫn đến đột quỵ và có sử dụng thuốc nhưng nhiều trường hợp đột quỵ vẫn xảy ra.
Theo các chuyên gia, lưu ý với đối tượng này đó là cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiều người do quy trình tuân thủ điều trị kém, tự ý ngưng thuốc hoặc tự mua thuốc ở bên ngoài mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí không tái khám khi đến lịch. Thường xảy ra nhất ở người trẻ, do tâm lý chủ quan, đến khi đột quỵ xảy ra thì đã không thể phòng ngừa được.
Người tập thể dục nếu có sẵn bệnh nền như tim mạch, huyết áp, dị dạng mạch máu não,… nếu không biết hoặc không được kiểm soát sẽ có nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục quá sức.
3. Nên tập thể dục như thế nào để tránh đột quỵ xảy ra?
Các chuyên khuyến cáo, tập thể dục là việc làm tốt và cần thiết giúp bạn phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, bạn cần tập thể dục thể thao đúng cách, với cường độ vừa đủ so với sức khỏe cơ thể. Ví dụ như chọn bài tập phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, sau đó tập với mức độ phù hợp nếu muốn nâng dần mức độ tập thì cần tăng một cách từ từ, tránh tăng mức độ tập một cách đột ngột.
Khi đã lựa chọn bài tập và mức độ tập phù hợp rồi, nhưng nếu khi tập bạn cảm thấy mệt thì nên dừng lại để nghỉ ngơi, tránh quá sức.
Người cao tuổi, người mắc bệnh nền cần được kiểm soát ổn định và luôn “lắng nghe” tình hình sức khỏe của bản thân khi tập, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Bạn nên chọn bài tập thể dục phù hợp với độ tuổi và sức khỏe, không nên tập quá sức vì nguy cơ đột quỵ sẽ rất cao.
4. Nhận biết dấu hiệu người bị đột quỵ khi tập thể dục và cách xử trí
4.1 Tai biến mạch máu não thoáng qua
Nếu đang tập thể dục bạn nhận thấy cơ thể, người khác sau khi vận động quá mạnh thấy mắt mờ, choáng váng, đau đầu, cứng cổ, buồn nôn, nhìn đôi, có thể ngã xuống,…
Cách xử trí
Nếu người bệnh chưa mất ý thức, vẫn cử động, vẫn nói được thì nên để người bệnh nghỉ ngơi 1 lát, song song với đó là mau chóng tìm phương tiện để vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần đó để kiểm tra sức khỏe. Bởi đâu có thể là biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua.
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể diễn ra nhanh chóng rồi qua đi nên khiến nhiều người chủ quan, tuy nhiên nguy cơ đột quỵ tăng gấp … sau cơn thiếu máu não thoáng qua nên bạn tuyệt đối không được chủ quan.
Nếu có biểu hiện thiếu máu não thoáng qua (TIA) trong khi tập thể dục, tuyệt đối không được chủ quan.
4.2 Biểu hiện tai biến mạch máu não thật sự
Nếu thấy cơ thể, người khác có dấu hiệu đột quỵ rõ ràng
– Đột ngột thấy tê, yếu liệt ở tay, chân hoặc mắt. Các triệu chứng này thường xảy ra tập trung ở một bên cơ thể (hay còn gọi là nửa người).
– Xây xẩm mặt mày, choáng váng.
– Đột nhiên không nói được, ú ớ, hoặc nói ngọng, nói nhảm, nói vô nghĩa không hiểu được lời nói.
– Mất thị lực đột ngột, thường mất thị lực một bên mắt
– Đau đầu dữ dội.
Cách xử trí
Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có sơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, để người bệnh được xử trí kịp thời, an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.