Dấu hiệu suy giảm nhận thức không nên bỏ qua 

Suy giảm nhận thức là tình trạng là tình trạng suy giảm trí nhớ, nhận thức, phán đoán. Nặng có thể tiến triển thành Alzheimer. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu suy giảm nhận thức bạn nên để ý. Tìm ngay câu trả lời nhanh nhất ở bài viết dưới đây.

Suy giảm nhận thức ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng

1. Suy giảm nhận thức là như thế nào? 

Suy giảm nhận thức (MCI) là hiện tượng người bệnh giảm một hoặc nhiều khả năng nhận thức.  Chẳng hạn như suy giảm trí nhớ, khả năng pháp phán đoán, nhận thức về mọi thứ nhạt nhòa, tinh thần bất ổn, lo lắng. Suy giảm nhận thức là một phần của quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào thần kinh. Nếu triệu chứng nặng có thể dẫn tới Alzheimer.

Bạn hay có triệu chứng nhớ nhớ quên quên việc cần làm hằng ngày. Ví dụ quên đồ, quên chìa khóa, quên tên người thân, bạn bè. Có tới 15 – 20% những người trên 65 tuổi có dấu hiệu của suy giảm nhận thức.

Suy giảm nhận thức là giai đoạn trung gian giữa suy giảm nhận thức của lão hóa và suy giảm rõ rệt của mất trí nhớ. Mặc dù sự suy giảm nhận thức không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, tuy nhiên nó là tiền đề cho mất trí nhớ sau này.

2. Dấu hiệu cảnh báo suy giảm nhận thức 

Do suy giảm nhận thức không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, xã hội nên nhiều lúc bạn có thể đã bỏ qua hiện tượng này. Một số dấu hiệu của bệnh có thể nhận biết:

– Quên các cuộc hẹn đã đặt trước, quên ngày tháng hiện tại

– Không nhớ nổi các cuộc trò chuyện hoặc sự kiện gần mới diễn ra

– Hơi khó khăn trong việc tư duy đưa ra kế hoạch, quyết định, tổ chức

– Khó khăn trong chỉ đường, tư duy không gian

– Mất phương hướng, tính cách trở nên bốc đồng, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm

– Mất nhiều thời gian để nhớ tên người hoặc sự kiện, từ ngữ cần nói

– Thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ở môi trường quen thuộc.

Tập thể dục hằng ngày giúp giảm tình trạng suy giảm nhận thức

3. Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm nhận thức 

Người ta tìm thấy trong não của người suy giảm nhận thức có những thay đổi trong não gần giống với Alzheimer, với mức độ ít hơn. Có thể xuất hiện:

– Mảng đám rối protein vi đặc trưng của bệnh Alzheimer.

– Các protein thể Lewy liên quan đến bệnh Alzheimer.

– Tắc mạch não, nghẽn mạch gây giảm lượng máu cung cấp lên não.

– Giảm lượng Glucose, đường cung cấp cho não. Khiến những vùng não quan trọng

4. Suy giảm nhận thức có nguy hiểm không?

Suy giảm nhận thức có thể tăng lên thành sa sút trí tuệ, Alzheimer. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất trí nhớ nhiều hơn, vận động, nói chuyện, sử dụng ngôn từ đều trở nên khó khăn. Người bệnh không kiểm soát được hành động và lời nói của bản thân.

5. Yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy giảm nhận thức 

Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến có thể là:

5.1 Dấu hiệu suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi

Lão hóa tế bào não, tế bào thần kinh khiến cho người bệnh có trí nhớ kém đi, khó khăn trong tính toán, phân tích, hay cáu gắt…

5.2 Một số bệnh lý nền có thể dẫn tới

tiểu đường, huyết áp, tim mạch, tăng cholesterol, trầm cảm, nghiện thuốc lá, trầm cảm… làm tổn thương não và hệ thống thần kinh.

5.3 Lười vận động

Ít vận động, ít tập thể dục khiến các liên kết tế bào não suy yếu, dễ đứt gãy.

Kiểm tra sức khỏe khi có những triệu chứng suy giảm nhận thức

6. Khi có suy giảm nhận thức phải làm thế nào?

6.1 Tập thể dục

Suy giảm nhận thức là một trong những cảnh báo về bệnh Alzheimer sau này. Khi có những triệu chứng suy giảm nhận thức, cần phải tập thể dục nhiều hơn. Tập luyện thể dục thể thao giúp điều hòa protein synap, giúp bảo vệ não bộ đồng thời hạn chế sự suy giảm nhận thức.

Năng lượng tái tạo khi tập thể dục giúp người bệnh hạn chế bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Đồng thời giảm triệu chứng lo lắng, trầm cảm, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, cải thiện trí nhớ. Mỗi tuần vận động 150 phút sẽ giúp giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ.

6.2 Ăn uống ít chất béo, nhiều rau xanh

Ăn ít chất béo, nhiều rau xanh, trái cây ngoài tốt cho tim mạch, nó còn tốt cho trí não, giúp bảo vệ sức khỏe nhận thức. Bổ sung Omega-3 acid béo, vitamin B, vitamin C, vitamin E, folate, beta carotene và bạch quả… trong khẩu phần ăn giúp tốt cho trí não.

Các loại cá nên ăn: Cá thu, cá hồi, dầu cá, hàu… Các loại quả: cam, quýt, bưởi, kiwi, ổi… Các loại rau: súp lơ, cải xoăn, cần tây…

6.3 Tham gia hoạt động xã hội

Tham gia nhiều hoạt động xã hội, tiếp xúc với nhiều người, giúp người bệnh tăng cường trí nhớ, trí não được vận động, giúp hạn chế suy giảm nhận thức.

6.4 Tập luyện các trò chơi, bài tập rèn trí nhớ

Trí nhớ có thể tập luyện để có được. Hãy chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ, trí tưởng tượng, phán đoán. Có thể học ngôn ngữ mới, làm việc chưa từng làm… giúp kích thích não bộ hoạt động tốt hơn, hạn chế lão hóa trí não.

6.5 Thiền định hoặc yoga

Thiền và yoga giúp cơ thể được thư giãn, giải tỏa stress, áp lực. Đồng thời giúp oxy lên não tốt hơn. Cung cấp đủ oxy cho tế bào não, giúp não hoạt động tốt hơn, minh mẫn hơn.

6.6 Dấu hiệu suy giảm nhận thức xuất hiện ở người hay căng thẳng, stress

Stress, căng thẳng với những người bị suy giảm về nhận thức cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn, dễ sinh cáu gắt. Vì thế, hãy cố gắng viết hết toàn bộ việc cần làm trong ngày ra giấy. Làm từng việc trong từng khoảng thời gian định sẵn. Bấm đồng hồ làm việc sẽ giúp tăng sự tập trung vào công việc. Nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau khoảng thời gian tập trung hoàn thành công việc sẽ giúp tế bào não được nghỉ ngơi tái tạo năng lượng.

6.7 Quan tâm đến sức khỏe tâm thần kinh

Áp lực, căng thẳng, công việc bộn bề khiến người bệnh không có thời gian quan tâm đến sức khỏe tâm thần của bản thân. Mỗi ngày dành 1 – 2 giờ để cơ thể được làm việc bản thân muốn, thư giãn hoặc đơn giản chỉ là nghỉ ngơi không làm gì cả. Giúp cơ thể được tái tạo năng lượng và giải tỏa căng thẳng cả ngày làm việc tốt hơn.

6.8 Ngủ đủ giấc

Ngủ là cơ chế tái tạo năng lượng và thư giãn cho não tốt nhất. Ngủ đủ giấc giúp các liên kết thần kinh tốt hơn, hạn chế gốc tự do. Giúp hạn chế việc nhớ nhớ quên quên.

Suy giảm nhận thức là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần phải quan tâm đến sức khỏe tâm thần kinh nhiều hơn. Suy giảm về nhận thức nếu không được điều trị có thể trở thành Alzheimer, sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh sau này. Hãy tập thể dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *