Hay bị đau nửa đầu chớ coi thường, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh, tuần hoàn máu, não bộ đang gặp các vấn đề. Cần có biện pháp thăm khám sớm để can thiệp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
1. Hay bị đau nửa đầu dễ mắc phải bệnh gì?
1.1 Hay bị đau nửa đầu coi chừng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)
Đây là bệnh đau nửa đầu thường gặp ở những người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng. Cơn đau nửa đầu migraine khiến người bệnh cảm thấy đau nửa đầu không cố định, đôi lúc có thể đau ở cả hai bên, có kèm theo triệu chứng mạch đập (cơn đau kèm cảm giác mạch giật “nhói nhói” ở hai bên thái dương) nên còn được gọi là đau đầu vận mạch.
Khi đau nửa đầu migraine, người bệnh có biểu hiện về thị giác như mắt bị nhòe, ruồi bay, buồn nôn, mạch đập ở vùng thái dương.
Tùy vào mức độ của bệnh ở mỗi người có thể xuất hiện những đơn đau khác nhau, có thể đau vừa hoặc đau dữ dội, cơn đau tăng dần và có thể kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, căng thẳng.
Cơn đau nửa đầu có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như đau nửa đầu bên phải, đau nửa đầu bên trái.
Hay bị đau nửa đầu chớ coi thường, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh, tuần hoàn máu, não bộ đang gặp các vấn đề.
1.2 Hay bị đau nửa đầu coi chừng dị dạng mạch máu não
Sự hình thành bất thường của mạch máu não (dị dạng mạch máu não) có thể cản trở quá trình cung cấp máu cho các tế bào não và khu vực xung quanh, gây ra những cơn đau nửa đầu.
Phần lớn các trường hợp dị dạng mạch máu não thường không có biểu hiện, hoặc các biểu hiện cũng rất mờ nhạt. Đa số người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám bệnh lý nào đó mà có có chụp cộng hưởng từ sọ não, mạch não hoặc chụp cắt lớp vi tính CT não.
1.3 Co thắt bất thường mạch máu não
Khi các dây thần kinh não bị rối loạn, mạch máu não ở nửa đầu có thể bị co giãn một cách bất thường, gây ra những cơn đau nửa đầu đột ngột và âm ỉ.
Sự co thắt bất thường mạch máu não có thể do nhiều yếu tố tác động như: sự thay đổi thời tiết, chênh lệch nhiệt độ môi trường một cách đột ngột (nóng – lạnh đột ngột), căng thẳng stress,…
Hay sự thay đổi đột ngột của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, thường gặp trong các trường hợp như mất ngủ, sử dụng các chất kích thích, thay đổi hormone,…
Ngoài ra, nếu người bệnh từng có tiền sử bị va đập, chấn thương ở vùng đầu; khi có các tác nhân kích thích có thể khiến mạch máu não bị co thắt bất thường, gây ra cơn đau nửa đầu (thường là đau ở nửa vùng đầu bị chấn thương). Hoặc nếu có sự tồn tại của cục máu đông (huyết khối) do va đập, chấn thương cũng làm xuất hiện cơn đau nửa đầu.
Khi các dây thần kinh não bị rối loạn, mạch máu não ở nửa đầu có thể bị co giãn một cách bất thường, gây ra những cơn đau nửa đầu đột ngột và âm ỉ.
1.4 Sự thay đổi nội tiết tố
Đau nửa đầu thường gặp nhiều ở phụ nữ, một trong những nguyên nhân là do sự biến động của nội tiết tố nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi. Đây là độ tuổi mà một người phụ nữ phải trải qua sự biến đổi về nội tiết qua những lần mang thai, sinh con, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có ảnh hưởng tới sự thay đổi nội tiết tốt,… làm xuất hiện các cơn đau nửa đầu.
1.5 Do di truyền từ mẹ sang con
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Thần kinh học đồng ý với quan điểm cho rằng: chứng đau đầu nói chung và đau nửa đầu nói riêng có tính chất di truyền. Trên thực tế thăm khám, nhiều bệnh nhân bị đau nửa đầu có tiền sử gia đình mắc căn bệnh này (thường là bố, mẹ cũng hay bị đau nửa đầu).
Ngoài ra, thói quen thiếu khoa học cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu:
– Hút thuốc lá
– Thức khuya
– Lạm dụng thuốc tránh thai
– Ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều
– Làm việc quá căng thẳng
– Ngồi làm việc trước máy tính và giữ một tư thế quá lâu.
– Hay lo âu, suy nghĩ tiêu cực
– Ăn uống thất thường
– Sử dụng điện thoại quá nhiều
Bên cạnh đó cũng có các tác nhân bên ngoài tác động, tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau nửa đầu như:
– Thay đổi môi trường, thời tiết đột ngột
– Đi tàu xe bị rung lắc quá mạnh
– Bất ngờ hít phải mùi hương hoặc hóa chất mạnh, không khí ô nhiễm
– Tiếng ồn lớn, đột ngột hoặc kéo dài
– Tiếp xúc quá lâu với đèn sáng hoặc đèn nhấp nháy.
Như vậy, nếu hay bị đau nửa đầu cần coi chừng những nguyên nhân trên. Bạn nên đến gặp các chuyên gia Thần kinh học để được thăm khám, xác định đúng nguyên nhân gây đau nửa đầu, qua đó có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2. Đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Câu trả lời là còn tùy thuộc vào từng trường hợp đau nửa đầu do nguyên nhân nào gây ra, từ đó sẽ có những mức độ biến chứng nguy hiểm khác nhau.
Nếu hay bị đau nửa đầu do các vấn đề ở trong não (các vấn đề ở sọ não, mạch máu não) thì cần thăm khám và điều trị ngay bởi các bệnh lý này thường nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
Nếu đau nửa đầu do các vấn đề như thói quen thiếu khoa học, các tác nhân bên ngoài tác động cần thay đổi thói quen để hạn chế tình trạng đau nửa đầu kéo dài gây biến chứng gây nguy hiểm.
Đau nửa đầu dễ gây đột quỵ (tai biến mạch máu não).
3. Chẩn đoán đau nửa đầu bằng cách nào?
Để chẩn đoán tình trạng đau đầu nói chung và đau nửa đầu nói riêng, người bệnh sau khi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như sau:
– Đo lưu huyết não
– Điện não đồ
– Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT- scaner sọ não, mạch máu não.
– Chọc dò dịch não tủy (trong một số trường hợp đặc biệt).
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mỗi người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.