Co thắt mạch vành là một dạng của bệnh mạch vành. Tuy hiếm gặp nhưng đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hội chứng động mạch vành cấp, rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy bệnh co thắt mạch vành là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh mạch vành này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Co thắt mạch vành là bệnh gì?
Co thắt mạch vành được hiểu là tình trạng thu hẹp tạm thời của một hoặc nhiều động mạch vành, liên quan đến sự gia tăng tạm thời trương lực của thành mạch vành ở lớp thượng tâm mạc. Điều này dẫn tới lượng máu về nuôi dưỡng cơ tim bị giảm đi nhanh chóng gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Co thắt mạch vành là tình trạng hẹp một hoặc nhiều nhánh động mạch vành
2. Triệu chứng của bệnh co thắt mạch vành
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của chứng co thắt mạch vành. Tuy nhiên cơn đau biểu hiện ở mỗi người với mức độ và tần suất khác nhau. Có 2 loại đau thắt ngực cơ bản là:
– Cơn đau thắt ngực ổn định: cơn đau thường xảy ra khi người bệnh gắng sức, lặp đi lặp lại thường xuyên theo cùng một mức độ. Ở những người bệnh mắc chứng đau thắt ngực ổn đỉnh, cảm giác đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
Nguyên nhân chủ yếu gây đau thắt ngực ổn định là do các mảng xơ vữa khiến động mạch vành bị thu hẹp. Loại đau thắt ngực này thường không nguy hiểm.
– Cơn đau thắt ngực không ổn định: Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra cả khi bạn không gắng sức, thậm chí nghỉ ngơi và rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm chung của cơn đau này:
– Đau ngực ở bên dưới xương ức hoặc bên ngực trái
– Có cảm giác đè nén, chén ép hay bóp nghẹt ở lồng ngực
– Đau lan dần ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay
– Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm
– Thời gian đau trong khoảng từ 5 – 30 phút
– Người bệnh cảm thấy khó thở, thậm chí ngất xỉu.
3. Nguyên nhân gây co thắt mạch vành
Hút thuốc lá được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt động mạch vành. Các khảo sát cho thấy 75% bệnh nhân bị co thắt mạch vành có hút thuốc lá.
Ngoài ra một số yếu tố cũng có thể kích hoạt cơn co thắt động mạch vành như. Các đối tượng dễ bị co thắt động mạch vành gồm:
– Những người trong độ tuổi từ 40 – 70
– Người mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch vành…
– Những người thường xuyên hút thuốc
– Người hay căng thẳng thần kinh kéo dài
– Thường xuyên sử dụng rượu bia
– Lạm dụng các chất kích thích, ma tuý, Pseudoephedrine
– Thói quen ăn uống không khoa học, lười vận động
– Người dừng thuốc chẹn canxi đột
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ co thắt mạch vành
4. Hiện tượng co thắt mạch vành có nguy hiểm không?
Mức độ ảnh hưởng của bệnh co thắt mạch vành đối với người bệnh còn phụ thuộc vào thời gian xảy ra cơn co thắt và các yếu tố khác các yếu tố nguy cơ kèm theo.
Cụ thể, nếu người bệnh không có mảng xơ vữa động mạch và cơn co thắt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì thường không gây nguy hiểm. Nhưng nếu các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, kéo dài thì có thể gây khó chịu cho người bệnh, thậm chí nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng có thể gặp của người mắc chứng co thắt mạch vành bao gồm:
– Rối loạn nhịp tim
– Nhồi máu cơ tim
– Ngừng tim
– Đột tử
5. Chẩn đoán chứng co thắt mạch vành
Để chẩn đoán chính xác chứng co thắt mạch vành, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số chẩn đoán như:
– Điện tim
– Siêu âm tim
– Chụp CT động mạch vành
– Chụp MRI
5. Điều trị chứng co thắt mạch vành như thế nào?
5.1 Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh co thắt mạch vành
Những thói quen không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cơn đau thắt ngực do co thắt mạch vành. Vì vậy, xây dựng lối sống phù hợp rất quan trong trong việc phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh.
Lời khuyên cho những bệnh nhân mắc chứng co thắt mạch vành:
– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh triệt để khói thuốc
– Không uống với rượu bia
– Ăn ít muối và đường, tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ăn các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch như rau quả xanh, trái cây, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt,…
– Luyện tập thể dục đều đặn với hình thức và cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe
– Thường xuyên kiểm tra để kiểm soát tốt những bệnh lý liên quan như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, mỡ máu, tăng huyết áp,…
– Giữ tinh thần lạc quan, sống tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức,…
Xây dựng lối sống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành co thắt
5.2 Điều trị triệu chứng của bệnh co thắt mạch vành bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do cơn co thắt gây ra. Trong những trường hợp khẩn cấp, thuốc giãn mạch như nitroglycerin có thể giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực cho người bệnh. Để điều trị lâu dài, có thể sử dụng một số loại thuốc hạ mỡ máu, hạ huyết áp nếu người bệnh có mỡ máu cao,…
Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao còn phải tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần đi khám để được các bác sĩ kê đơn phù hợp, giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu.
Trong một số trường hợp bệnh nặng hơn, các phương pháp can thiệp có thể được sử dụng giúp giải quyết tình trạng co thắt mạch vành. Để biết thêm về các phương pháp điều trị, bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.
Trên đây là một số thông tin về chứng co thắt mạch vành mà bạn cần nắm được để phòng ngừa và phát hiện kịp thời. Để điều trị hiệu quả, hãy xây dựng lối sống lành mạnh với sự tư vấn và hỗ trợ tích cực từ các bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.