Bệnh hẹp động mạch vành có thể tiến triển nặng, dẫn đến khả năng nhồi máu cơ tim. Nhưng người bệnh có thể bớt lo lắng bởi bệnh sẽ được kiểm soát nếu điều trị hiệu quả. Mức độ tắc hẹp mạch vành sẽ được hạn chế và các hệ lụy được ngăn ngừa.
1. Bệnh hẹp động mạch vành có những triệu chứng gì?
Hẹp mạch vành hay còn gọi là bệnh xơ vữa mạch vành, suy mạch vành, bệnh mạch vành hoặc thiểu năng mạch vành. Đây là tình trạng lượng cholesterol trong máu lắng đọng lại ở thành động mạch vành. Chúng sẽ làm hình thành nên các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc lòng mạch vành.
Khi xảy ra tình trạng này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
Cơn đau thắt ngực là triệu chứng hẹp động mạch vành điển hình, tuy nhiên không phải ai cũng gặp triệu chứng này. Ở một số người bệnh như người cao tuổi, phụ nữ hay bệnh nhân đái tháo đường có thể không nhận thấy biểu hiện đau thắt ngực mà chỉ có cảm giác khó chịu ở ngực, nặng hoặc nóng rát.
Bệnh hẹp động mạch vành có nhiều mức độ, là tình trạng cholesterol trong máu lắng đọng lại ở thành mạch vành.
Đau thắt ngực do hẹp động mạch vành thường xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội. Người bệnh có cảm giác bị đè ép và bóp nghẹt ở ngực. Cơn đau có thể lan ra hàm, cổ, vai, cánh tay. Cùng với tình trạng đau thắt ngực còn có thể xảy ra một số biểu hiện khác như:
Cảm thấy như sắp ngất hoặc đột ngột bị ngất
Tăng hoặc giảm huyết áp bất thường
Choáng váng và khó thở
Bị đau bụng ở vùng phía trên rốn, thấy buồn nôn và nôn
Đột nhiên vã mồ hôi mà không xác định được rõ nguyên nhân.
Giảm khả năng vận động .
2. Hẹp động mạch vành sẽ gây ra những vấn đề nào?
2.1. Bệnh hẹp động mạch vành làm giảm lượng máu lưu thông tới tim
Lòng mạch vành bị tắc hẹp sẽ gây cản trở dòng máu tới nuôi tim. Vì vậy có thể đe dọa đến chức năng và hoạt động của tim, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Người bị hẹp động mạch vành có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
2.2.Bệnh hẹp động mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nặng
Căn bệnh này rất nguy hiểm bởi nó là nguồn cơn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim…Khi động mạch vành bị tắc hẹp, các tế bào cơ tim nhanh chóng bị hoại tử dần. Nguy cơ tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời. Dù người bệnh được cứu tính mạng cũng sẽ chịu di chứng nặng ở vùng cơ tim. Các mô sẹo dễ hình thành trong cơ tim khiến trái tim không thể hoạt động bình thường. Chức năng tim suy yếu trầm trọng.
Người bị hẹp động mạch vành có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân nào gây hẹp động mạch vành?
Sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong lòng động mạch vành là yêu tố chính gây bệnh. Nguồn gốc của các mảng xơ vữa là từ quá trình. Các yếu tố nguy cơ gây tích tụ cholesterol, dẫn đến tắc hẹp động mạch vành tim có nhiều. Trong đó bao gồm tình trạng thừa cân béo phì, do tác động tuổi tác, gia đình có người đã mắc bệnh xơ vữa động mạch. Cũng có thể do các thói quen xấu như uống rượu nhiều, hút thuốc lá, ít vận động. Hoặc bắt nguồn từ các bệnh lý: cao huyết áp, tiểu đường type 1, type 2, tăng cholesterol máu,
Có hai khả năng xảy ra tùy đặc điểm mảng xơ vữa:
Trường hợp mảng xơ vữa dạng mềm sẽ có thể vỡ ra dẫn đến hình thành cục máu đông. Điều này nguy hiểm vì gây bít tắc hoàn toàn động mạch.
Với trường hợp mảng xơ vữa dạng cứng sẽ ít khả năng vỡ hơn, giảm bớt nguy cơ tạo thành cục máu đông. Trường hợp này thường gây hẹp lòng mạch.
4. Cách điều trị bệnh
Bệnh hẹp mạch vành tim có thể nhanh chóng tiến triển thành nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nếu nhận thấy cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút mà không thuyên giảm. Hoặc đã dùng thuốc giãn mạch mà không thấy hiệu quả, người bệnh hoặc người nhà cần gọi cấp cứu ngay.
Mục tiêu điều trị gồm giảm triệu chứng, ngăn nguy cơ tử vong do đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Vì vậy, yêu cầu lớn nhất và đầu tiên của việc điều trị là nhanh chóng làm tan cục máu đông để thúc đẩy dòng máu đến nuôi tim. Tùy thuộc vào mức độ bệnh (độ hẹp lòng mạch) sẽ có cách điều trị phù hợp.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phù hợp được chỉ định cho người bị hẹp mạch vành mức độ nhẹ. Lúc này người bệnh mới gặp những triệu chứng chưa nghiêm trọng. Các loại thuốc thường dùng bao gồm:
Thuốc chẹn beta: có tác dụng giảm huyết áp. Đồng thời ngăn tác hại của các hormon gây co mạch, tim đập nhanh, làm tăng áp lực lên tim.
Thuốc chống đông: người bệnh thường phải sử dụng thuốc suốt đời để ngăn ngừa cục máu đông, phòng tránh tái tắc hẹp tại vị trí phẫu thuật hay tại các vị trí khác và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Thuốc giãn động mạch vành: làm giảm nhanh cơn đau thắt ngực.
Thuốc hạ mỡ máu: làm giảm cholesterol máu, ngăn mảng xơ vữa tăng kích thước.
Điều trị bằng ngoại khoa (phẫu thuật): Đây là biện pháp chỉ áp dụng với mức độ bệnh nặng. Phẫu thuật thường áp dụng nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị. Hoặc với trường hợp tắc hẹp trên 75%.
Sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong lòng động mạch vành là yêu tố chính gây bệnh.
5. Chú ý trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, người hẹp động mạch vành cần thực hiện lối sống, cách sinh hoạt phù hợp. Cùng với đó là chế độ ăn có lợi theo đúng tư vấn của bác sĩ. Các biện pháp này vô cùng quan trọng và hỗ trợ hiệu quả cho điều trị.
Đồng thời, người bệnh phải chú ý dùng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian như chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý giảm hoặc tăng liều lượng thuốc. Cũng không được dừng thuốc khi chưa hết thời gian theo đơn. Mọi điều liên quan đến việc sử dụng thuốc, người bênh cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tái khám đúng hẹn để đảm bảo đúng lộ trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.