Các bệnh lý về tim thường khiến nhiều người lo sợ bởi những biến chứng mà chúng gây ra. Vậy bệnh hở van tim có nguy hiểm không? Các biến chứng mà chúng để lại là gì? Cũng như biện pháp xử trí tốt nhất là như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo dưới bài viết sau đây.
Bệnh hở van tim là gì?
Trái tim của chúng ta gồm 4 van bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạc chủ và van động mạch phổi. Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt.
Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia về tim mạch, bệnh hở van tim nặng có thể khiến lượng máu cung cấp đi nuôi cơ thể không đủ, dẫn tới một loạt các vấn đề như mệt mỏi, đau ngực, tim đập nhanh,…có thể gây phù hoặc suy tim.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh hở van tim còn phụ thuộc vào cấp độ của bệnh. Người ta phân thành 4 mức độ sau: 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Nếu mức độ hở từ 2/4 trở lên là nguy hiểm, còn hở 1/4 thì không đáng nghiêm trọng lắm. Nhưng đối với hở van động mạch chủ 1/4 thì lại nguy hiểm hơn vì van tim này kiểm soát lưu thông máu từ bơm đi nuôi toàn cơ thể.
Như vậy, để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ hở, loại van hở, các rối loạn nhịp tim và bệnh sử tiểu đường.
Biến chứng của bệnh hở van tim
Bệnh hở van tim nếu không can được can thiệp và xử trí kịp thời có nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm sau:
Suy tim
Hở van tim lâu ngày có thể gây ra suy tim, đặc biệt là suy tim cấp độ 4 (4/4) có nguy cơ tử vong cao. (ảnh minh họa)
Hở van tim khiến cơ tim bị giãn rộng, lâu ngày gây suy yếu, lực co bóp khiến bơm máu không đủ và gây suy tim.
Cục máu đông
Hở van tim khiến máu bị dồn ứ tại các buồng tim, đây là cơ hội để hình thành các cục máu đông, khiến chúng di chuyển đến các vị trí khác gây tắc mạch dẫn tới đột quỵ não, nhồi máu cơ tim,…
Rối loạn nhịp tim
Các buồn tim giãn rộng có thể gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là rung nhĩ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông.
Tăng áp động mạch phổi
Thường gặp ở người bị hở van 2 lá và hở van động mạch chủ. Người bị tăng áp lực trên động mạch phổi khiến phù các chi, da xanh, đau ngực, mệt mỏi, chướng bụng,…
Điều trị bệnh hở van tim như thế nào?
Nếu hở van tim ở mức độ nhẹ có thể áp dụng điều trị nội khoa bằng biện pháp xử dụng thuốc kết hợp với lối sống khoa học (tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, chế độ ăn khoa học ăn nhiều rau xanh, hạn chế các đồ chiên rán, chất béo, giảm cân nếu thừa cân béo phì để giảm bớt gánh nặng cho tim, …và thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ với bác sĩ.
Nếu hở van tim ở mức độ nặng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm phẫu thuật như sửa van tim, thay van tim, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp trong trường hợp sử dụng thuốc không kiểm soát được triệu chứng.Vì vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ bị hở van tim như: ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, thường cảm thấy tức ngực hay khó thở khi ho, mệt mỏi khi hoạt động liên tục, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, phù bàn chân hoặc mắt cá chân, tiểu nhiều về đêm,… bạn nên nhanh chóng đi thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.
Khám bệnh tim mạch ở đâu tốt?
Đại tá., PGS.TS, Bác sĩ CKII., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh là chuyên gia hàng đầu về Tim mạch đang thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. (ảnh minh họa)
Chuyên khoa Tim mạch tại Hệ thống Y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu về tim mạch như Đại tá., PGS.TS, Bác sĩ CKII., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch và từng có kinh nghiệm thăm khám lâu năm cho các cán bộ trong quân đội sẽ giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.